Phương pháp chăm sóc vịt theo từng giai đoạn

anh bia-vit

Chăm sóc vịt theo từng giai đoạn

Vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi:

Đối với vịt con tập ăn ngày đầu tiên, người chăn nuôi có thể cho vịt ăn bột bắp hoặc tấm. Các trang trại chăn nuôi nên đầu tư máy nghiền cám với mặt sàng nhỏ để thuận tiện cho việc chăn nuôi hơn. Từ ngày thứ hai trở đi, có thể cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp cho vịt con. Về nước pha lẫn với Vime C Electrolyte, B.complex C, Vimevit Electrolyte cho vịt uống. Khoảng thời gian từ 1 – 7 ngày tuổi, nhu cầu nước của vịt là 120ml/con/ngày.

Ngoài ra, khi vịt đã được 3 ngày tuổi, có thể tiêm phòng bệnh dịch tả.

1-3-ngay-tuoi

Vịt con từ 4 – 10 ngày tuổi:

Có thể tập cho vịt ăn những thức ăn như rau xanh trộn lẫn với cơm. Bà con có thể dùng máy băm cỏ để băm nhỏ các loại rau xanh cho vịt con ăn. Nên dùng các thức ăn như bột cá, phân tôm,… để bổ sung đạm cho vịt. Chú ý, cung cấp lượng chất đầy đủ. Ví dụ như phân tôm có hàm lượng muối rất cao, nếu cho ăn nhiều dễ bị ngộ độc muối. Khi vịt chỉ mới được 4 ngày tuổi, chỉ cho vịt tắm từ 5 – 10 phút. Sau đó, mỗi ngày tăng dần thời gian lên. Đến ngày thứ 10 trở đi là có thể cho vịt xuống nước tắm tự do.

Khi vịt được 7 ngày tuổi, tiêm phòng vắc-xin dịch tả vịt đông khô TW2.

4-10-ngay-tuoi

Vịt con từ 11 – 20 ngày tuổi:

Giai đoạn này nên cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp. Đến khi vịt đã được 15 ngày tuổi, ta nên cho vịt ăn theo bữa hai lần một ngày. Ngoài ra, ta kết hợp với chăn thả ngoài đồng, ngoài ao để vịt tự kiếm thêm thức ăn. Giai đoạn này ăn nguyên cám là không đủ chất dinh dưỡng, cần bổ sung thêm các chất đạm ở tôm, cua, cá nhỏ, ốc,…

Từ ngày thứ 20 trở đi, ta tập cho vịt ăn lúa. Khi vịt 21 ngày tuổi, tiến hành tiêm vắc-xin phòng dịch tả lần 2 cho vịt. Ta có thể tiêm Vắc-xin kapevac hoặc dịch tả đông khô TW2 tiêm dưới da.

Vịt từ 30 – 80 ngày tuổi

Vịt được 30 ngày tuổi có thể tự ăn lúa và tự kiếm thêm thức ăn. Lúc này, ta thả cho vịt chạy ngoài đồng. Đối với vịt thịt, giai đoạn 80 ngày tuổi là thời điểm thích hợp nhất để bán.

30-80-ngay-tuoi

Vệ sinh phòng bệnh

Trong việc nuôi vịt con thì công tác vệ sinh phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Vì vậy, trước khi thả vịt, cần vệ sinh sạch sẽ chuồng, dọn hết chất độn chuồng cũ, phun thuốc sát trùng, diệt khuẩn. Ngoài ra, trong thời gian nuôi vịt ta cần thường xuyên thay đổi chất độn chuồng, hàng ngày rải thêm trấu, phun thuốc sát trùng định kỳ.

Một số giống vịt ở nước ta

Vịt nội

Vịt nội có nhiều giống như: vịt Cỏ Anas Platyrhynchos, vịt Bầu Hến, vịt Bầu Quỳ, vịt Ô Môn, vịt Kỳ Lừa,… Trong đó, vịt Cỏ cho năng suất trứng cao nhất và được nuôi phổ biến nhất.

Đây là giống vị hướng trứng, thân nhỏ. Khi trưởng thành, vịt có cân nặng khoảng 1,4 – 1,5kg/con. Năng suất trứng vịt Cỏ cho hàng năm dao động 180 – 200 quả. Vịt Cỏ có một số nhóm màu lông phổ biến như: màu xám hồng, màu cánh sẻ, màu trắng và màu xám đá.

cac-loai-vit-noi

Vịt ngoại

Một số giống vịt ngoại phổ biến nước ta đã nhập thêm gần đây như:

Vịt CVSuperM, M2, M2(i): là giống vịt được nhập từ Anh, chuyên nuôi để lấy thịt, có năng suất cao. Vịt có mỏ và chân màu vàng nhạt, lông màu trắng. Vịt có tuổi đẻ ở tuần tuối thứ 25, cho năng suất trứng 18 – 220 quả/mái/67 tuần tuổi. Còn với vịt nuôi thương phẩm, nuôi thịt thì ở 8 tuần tuổi đạt 3 – 3,4kg/con.

Vịt khali Campbell: là giống vịt được nhân giống ở Anh, chuyên nuôi để đẻ trứng. Vịt có mỏ và chân màu xám, một số con có màu da cam, thân hình nhỏ nhắn, lông màu Khaki. Vịt cho năng suất trứng đạt 260 – 280 quả/năm, khối lượng trứng khoảng 70 -75g/quả.

Vịt CV2000: Giống vịt này cũng có nguồn gốc ở Anh, chuyên nuôi để đẻ trứng. Vịt CV2000 có lông màu trắng, thân hình nhỏ, vỏ trứng màu trắng và màu xanh, chân vịt màu vàng nhạt.Vịt cho năng suất trứng đạt 260-0300 quả/năm, khối lượng trứng khoảng 70 – 75g/quả.

Qua những chia sẻ trên, hi vọng bà con có thể nắm được các phương pháp chăm sóc vịt theo từng giai đoạn để chăn nuôi thành thành công.