Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho thỏ

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ

Nhu cầu dinh dưỡng

Nhu cầu năng lượng

Một cách chung nhất, nhu cầu về năng lượng đối với gia súc thường thay đổi theo tỉ lệ nghịch với tầm vóc của cơ thể. Nếu thú càng nhỏ con thì nhu cầu năng lượng trên một đơn vị thể trọng càng cao. Thỏ là loài động vật có vú có nhu cầu năng lượng tương đối cao, so với trâu bò nó có nhu cầu năng lượng gấp 3 lần. Nhu cầu năng lượng gồm có 3 phần.

Nhu cầu cơ bản

Nhu cầu này có thể xác định trong tình trạng thỏ không sản xuất và hoạt động trong 24 giờ theo nghiên cứu của Lee (1939) ở các loại thỏ có trọng lượng khác nhau

Thể trọng (kg)Nhu cầu cơ bản (Kcal)Thể trọng (kg)Nhu cầu cơ bản (Kcal)
1.5803.0140
2.01003.5180
2.51204.5200

Bảng 1. Nhu cầu cơ bản của thỏ

Nhu cầu duy trì

Được xác định là nhu cầu cơ bản và cộng thêm với một số năng lượng cần thiết như ăn uống, tiêu hóa và những hoạt động sinh lý khác nhưng không sản xuất. Nhu cầu này có thể tính bằng cách nhân đôi nhu cầu cơ bản, nên kết quả như sau:

Thể trọng (kg)Nhu cầu duy trì  (Kcal)Thể trọng (kg)Nhu cầu duy trì (Kcal)
1.51603.0280
2.02003.5360
2.52404.5400

Bảng 2. Nhu cầu duy trì của thỏ

Nhu cầu sản xuất

Nhu cầu sản xuất
Nhu cầu sản xuất

Nhu cầu sản xuất của thỏ thường bao gồm: Nhu cầu sinh sản, nhu cầu sản xuất sữa và nhu cầu tăng trưởng.

Nhu cầu sinh sản

Nhu cầu này cho cả thỏ đực có thể phối con cái và nhu cầu thỏ cái có mang. Một số nghiên cứu đề nghị là nhu cầu của thỏ đực giống và thỏ cái có mang chiếm khoảng từ 5 – 10% nhu cầu duy trì. Thỏ cái có thai trong khoảng 30 ngày thì đẻ. Số ngày có mang có thể tăng hay giảm chút ít tùy theo giống thỏ hay số lượng thai được mang trong cơ thể. Trong 20 ngày đầu trọng lượng bào thai phát triển chậm, sau đó trọng lượng thai tăng rất nhanh trong 10 ngày cuối. Điều này sẽ cho thấy là trọng lượng sơ sinh của thỏ tùy thuộc rất nhiều vào dưỡng chất cung cấp cho thỏ mẹ trong giai đoạn này, và lúc này nhu cầu mang thai có thể tăng lên khoảng 30 – 40 % nhu cầu duy trì.

Nhu cầu sản xuất sữa

Nhu cầu này tùy thuộc rất nhiều vào khẩu phần thức ăn. Lượng sữa trong 5 ngày đầu có thể thay đổi khoảng 25g/ ngày/ con cái. Mục đích trong giai đoạn này là đảm bảo cho thỏ con tăng trọng tốt và thỏ mẹ không bị gầy ốm do nuôi con. Sản lượng sữa sản xuất cao khoảng 35g/ ngày/ con cái thường từ ngày 12 đến ngày 25. Lượng sữa sẽ giảm nhanh sau khi sanh 30 ngày và chu kỳ cho sữa trung bình của thỏ cái là 45 ngày. Chất lượng của khẩu phần của thỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến không những ở sản lượng mà còn cho chất lượng sữa.

Nhu cầu đạm và amino acid

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ
Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ

Nhu cầu đạm

Lượng đạm trong khẩu phần được xem là quan trọng vì nó đảm bảo các hoạt động duy trì và sản xuất của thỏ, tuy nhiên các nghiên cứu trên thỏ ngoại nhập thuần và thỏ lai ở Việt Nam có những kết quả khá biến động, một số các tài liệu cho biết: Thỏ cái có thai 3kg có nhu cầu hàng ngày là 20g DP (đạm tiêu hóa). Thỏ nuôi con cần 30 – 35 g DP mỗi ngày. Thỏ đực sinh sản hoặc thỏ cái khô có nhu cầu 10 – 12 g DP/ ngày.

Nhu cầu amino acid

Trong nhiều năm, chất lượng protein không được quan tâm trong dinh dưỡng thỏ bởi vì có hiện tượng ăn phân. Tuy nhiên, những báo cáo gần đây cho thấy phân mềm chỉ chiếm khoảng 14% tổng DM ăn vào và khoảng 17 – 18% protein ăn vào. Vì vậy, mặc dù phân mềm được giới thiệu là nguồn đạm cho thỏ có phẩm chất tốt về amino acid giới hạn, nhưng số lượng của chúng không đủ đảm bảo nhu cầu trong khẩu phần vì vậy cần bổ sung nguồn amino acid giới hạn này (Santoma et al., 1987). Các nhà nghiên cứu cho biết ở thỏ tăng trưởng cần trong thức ăn chứa 10 trong số 21 amino acid thiết yếu để tạo nên protein của thỏ gồm có arginine, histidine, leusine, isoleusine, lysine, phenylalanine với tyrocine, methionine, cystine, threonine, tryptophane và valine (Lebas et al., 1986). Nhu cầu về các loại amino acid ở thỏ sinh sản cũng cần bằng tương tự như là ở thỏ thịt (Lebas et al., 1986).

Nhu cầu chất xơ của thỏ

 

Nhu cầu chất xơ của thỏ
Nhu cầu chất xơ của thỏ

Việc xác định mức độ xơ tối ưu trong khẩu phần thỏ là một trong những mục tiêu chính của việc nghiên cứu về dinh dưỡng thỏ. Thỏ được cho ăn khẩu phần xơ thấp thì có những biểu hiện xáo trộn trong hệ thống tiêu hóa với những biểu hiện như tiêu chảy kèm với tỉ lệ chết cao. Điều này có thể giải thích là do khẩu phần ăn có mức độ xơ thấp sẽ kéo dài thời gian lưu trữ của thức ăn trong hệ thống tiêu hóa (Hoover & Heitmann, 1972). Hơn thế nữa, ở khẩu phần xơ thấp hơn 12% sự thay thế chất chứa trong manh tràng sẽ thấp hơn. Tình trạng này dẫn đến hai trường hợp: Sự lên men không mong muốn trong manh tràng và sự gia tăng của những vi sinh vật gây bệnh (Carabano et al., 1988). Từ đặc điểm sinh lý tiêu hóa của thỏ ta thấy thức ăn xơ thô vừa là chất chứa đầy dạ dày và manh tràng vừa có tác dụng chống đói vừa có tác dụng sinh lý tiêu hóa bình thường. Chất xơ như là nguồn cung cấp năng lượng, tác động tốt đến quá trình lên men của vi khuẩn manh tràng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu cho thỏ ăn thức ăn nghèo xơ (dưới 8%) thì thỏ sẽ bị tiêu chảy. Nhu cầu tối thiểu về xơ thô là 12% trong khẩu phần ăn của thỏ. Hàm lượng xơ phù hợp nhất là 13 – 15%. Thức ăn này sẽ kích thích sự hoạt động của đường tiêu hóa và nhu động ruột bình thường. Nhưng nếu tăng tỉ lệ xơ thô trên 16% thì sẽ gây cản trở tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn của thỏ. Riêng thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần ăn chứa thành phần xơ thô cao hơn (16 – 18%). Cung cấp xơ thô có thể theo dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng bột nghiền nhỏ 2 – 5mm trộn vào thức ăn hỗn hợp để đóng viên hoặc dạng bột (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000). Ở ĐBSCL các nghiên cứu cho thấy ở mức 38 – 42% xơ trung tính (NDF, neutro detergent fiber) trong khẩu phần gồm cỏ lông Para và rau lang, và lượng 25 – 35g xơ trung tính/ ngày/ con đối với thỏ đang tăng trưởng có trọng lượng 1,3kg – 1,5kg là thích hợp cho sự tiêu hóa và tăng trưởng (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Trường Giang, 2009).

Nhu cầu khoáng và vitamin

Các tài liệu khuyến cáo về nhu cầu khoáng và vitamin hiện nay có những biến động và khác biệt nhau. Những nghiên cứu về nhu cầu canxi và phospho cho thấy ở thỏ tăng trưởng cần ít hơn rất nhiều so với thỏ cái nuôi con. Thỏ cái nuôi con chuyển 7 – 8g khoáng vào sữa một ngày. Bất kỳ sự mất cân đối về Na, K, Cl có thể gây ra viêm thận và sinh khó. Bón rau cỏ có hàm lượng cao K khi cho thỏ ăn có thể gây ra những rủi ro (Lebas et al., 1986). Trong chăn nuôi thỏ rất cần thiết phải cung cấp vitamin đặc biệt là thỏ nuôi nhốt và có năng suất cao. Đối với thỏ sinh sản cần thiết phải được cung cấp vitamin A và E, nếu đầy đủ thì tỉ lệ đẻ có thể đạt 70-80%, nếu thiếu tỉ lệ này có thể là 40 – 50% và tỉ lệ nuôi sống là 30 – 40%. Cỏ xanh, cà rốt, bí đỏ và lúa lên mọng là những nguồn cung cấp vitamin rất tốt cho thỏ. Thỏ có thể tự tổng hợp vitamin nhóm B trong hệ tiêu hóa. Người ta cũng có thể cung cấp vitamin tổng hợp dạng bột cho thỏ vào trong thức ăn hỗn hợp.

Nhu cầu về nước uống

Thỏ nuôi trong chuồng sử dụng hai nguồn nước từ nước trong cỏ xanh và nước uống cung cấp. Nhu cầu nước phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và hàm lượng vật chất khô trong thức ăn hàng ngày. Nước cần để tiêu hóa thức ăn và các hoạt động sống của cơ thể thỏ. Mùa hè thỏ ăn nhiều thức ăn thô thì cần lượng nước gấp 3 lần so với nhu cầu bình thường. Thỏ có tầm vóc trung bình thì cần 0,4 – 0,6 lít/ ngày (Sanford, 1996). Nhu cầu nước phụ thuộc vào lứa tuổi và các thời kỳ sản xuất khác nhau: Thỏ vỗ béo; hậu bị giống: 0,2 – 0,5 lit/ ngày; Thỏ mang thai: 0,6 – 0,8 lit/ ngày; Khi tiết sữa tối đa: 0,8 – 1,5 lit/ ngày

Nếu cho thức ăn thô xanh, củ quả nhiều có bổ sung thức ăn tinh thì lượng nước thực vật đáp ứng được 60 – 80% nhu cầu nước tổng số. Nhưng vẫn cần cho uống nước, thỏ thiếu nước nguy hiểm hơn thiếu thức ăn. Thỏ nhịn khát đến ngày thứ hai là bỏ ăn. Trong thực tế chăn nuôi nếu cho thỏ lai ăn các loại rau củ có nhiều nước người ta không cho thỏ uống nước thỏ vẫn sống bình thường, tuy nhiên nên cho thỏ có nước uống sẵn sàng thì thỏ sẽ tăng trọng và sức khỏe tốt hơn.

Các loại thức ăn cho thỏ

Rau cỏ

 

Chú ý là nên cắt cỏ trước khi ra hoa vì cỏ đã ra hoa thì chất lượng giảm đi do dẫn xuất không đạm giảm trong lúc hàm lượng xơ và các chất khó tiêu hóa tăng lên như lignin, cutin, silic… Cần hết sức chú ý đối với: cỏ hư thối, cỏ ướt – nên phải dàn mỏng ra cho khô, không nên chất thành đống. Điều này có thể tạo điều kiện cho một số vi khuẩn lên men. Số lượng cỏ cho thỏ ăn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khẩu phần của thỏ có cho ăn thêm thức ăn tinh hay không, thông thường thỏ cái ăn khoảng 0,1 – 0,2 kg/ngày.

Các loại họ đậu và phụ phẩm trồng trọt Một số các loại cỏ họ đậu như stylo, clover, bình linh, so đũa, điên điển, cỏ đậu lá nhỏ, cỏ đậu lá lớn, đậu bông biếc… Các loại cỏ khô, lá đậu khô và các phụ phẩm ở chợ như lá cải, su hào, rau má, củ cải, cà rốt, vỏ trái cây cũng có thể cho thỏ ăn, ngay cả các loại rau có mùi thơm như sả, tía tô, rau húng thỏ cũng ăn được.

Hầu hết các loại thức ăn trên đều có thành phần dưỡng chất phù hợp dùng nuôi thỏ. Về CP của các loại thức ăn xanh thô ngoài một số loại có CP cao như rau muống, lá dâu tằm, rau dền, cây thức ăn Trichanteria gigantica, đậu lá nhỏ, đậu lá lớn, rau lang, lá rau muống sử dụng rất tốt khi cho thỏ ăn mà lượng xơ cũng phù hợp với thỏ; cỏ mồm, cỏ mần trầu, cỏ voi, cỏ sả, cỏ Ruzi, cỏ Paspalum atratum có hàm lượng NDF, CF cao và CP ở mức thấp nên chú ý về tỷ lệ tiêu hóa với lượng dưỡng chất mà thỏ sử dụng được trong khẩu phần. Vì vậy nên hạn chế các loại cỏ này trong khẩu phần ở mức hợp lý để đảm bảo sự tận dụng thức ăn của thỏ. Một vài loại thức ăn có hàm lượng DM thấp (lục bình, cải thảo, lá bắp cải, lá bông cải, rau lang, rau muống, rau trai) chú ý khi sử dụng nên kết hợp với loại thức ăn có DM cao hơn để cân đối sự tiếp thu dưỡng chất. Nhóm thức ăn bổ sung đạm và năng lượng: nếu sử dụng được nhóm thức ăn này khi nuôi thỏ thì rất tốt và tiện lợi. Lúa, tấm, cám, khoai củ bổ sung năng lượng rất tốt cho thỏ khi khẩu phần thiếu năng lượng. Cám, thức ăn hỗn hợp, bã bia, bã đậu nành là những loại thức ăn có CP cao bổ sung vào khẩu phần sẽ tăng lượng CP lên khi cần thiết là tốt và tiện lợi (Nguyễn Văn Thu và Danh Mo, 2008).

Thức ăn tinh bột

Thức ăn tinh bột cho thỏ
Thức ăn tinh bột cho thỏ

Gồm có lúa, ngô, khoai, sắn,…dùng để bổ sung thêm cho thỏ. Bắp và lúa thường được ngâm trong nước cho mềm trước khi cho ăn. Lúa mọc mầm cho ăn rất tốt, thường lúa ngâm từ chiều ngày hôm trước đến chiều hôm sau, rồi trải ra mặt nền có bóng mát và sáng hôm kế thì lấy lúa mầm cho thỏ ăn, chỗ nào chưa dùng tới thì cứ ủ bao và tưới nước mỗi ngày một lần. Tuy nhiên không nên để mầm lên quá 1 cm. Mầm lúa có nhiều vitamin E, B1, B6, B2, PP và C. Một kg lúa ngâm 24 giờ sẽ cho 1,7kg và ủ 48 giờ sẽ nặng là 2,3kg.

Thức ăn bổ sung đạm

Bột cá, bột thịt và các loại bánh dầu (dầu đậu nành, dừa, bông vải, phộng) cũng được dùng để trộn vào hỗn hợp thức ăn cho thỏ tùy theo yêu cầu chất lượng của hỗn hợp thức ăn. Việc bổ sung thức ăn hỗn hợp tùy thuộc vào giá cả thức ăn và giá bán thịt hay thỏ giống vì giá thức ăn hỗn hợp cao. Kinh nghiệm cho thấy nếu bổ sung thức ăn hỗn hợp 20% CP cho thỏ thịt thì ở mức 20 – 30g/ngày/con tùy thuộc vào giai đoạn, trong lúc ở thỏ mang thai là khoảng 40g/con/ngày và thỏ nuôi con là 60g/con/ngày trong điều kiện khẩu phần có bổ sung thêm lá rau muống và bã đậu nành (Nguyễn Thị Kim Đông & Nguyễn Văn Thu, 2008). Tuy nhiên nếu khẩu phần chỉ cho ăn cỏ lông tây thì thức ăn hỗn hợp có thể bổ sung tăng lên đến 100g/ngày ở thỏ nuôi con (Nguyễn Thị Xuân Linh, 2008). Cần thiết cho ăn thêm cỏ khô vào ban đêm cho thỏ gặm nhấm cũng như cũng cấp thêm nước uống cho thỏ. Các loại bã bia, bã đậu nành, bã đậu xanh có thể bổ sung đạm tốt vì tận dụng được nguồn dưỡng chất với giá rẻ.

Cách chế biến thức ăn cho thỏ

Thức ăn cho thỏ
Thức ăn cho thỏ

Thức ăn xanh

Đối với thức ăn xanh thường được thu hoạch lúc còn non hay vừa phải nên không cần phải chế biến gì, tuy nhiên nếu quá dài hay thô thì cần phải dùng máy băm chuối đa năng băm nhỏ, nhuyễn. Các loại khoai, quả thì thái nhỏ dày khoảng 5 – 8 mm, có thể dùng máy thái sắn hoặc thái lát củ quả. Bắp hay lúa hạt thì xay bể hay xay nhuyễn bằng máy xay nghiền đa năng, tuy nhiên lúa hay hạt đậu cũng có thể để cho ăn nguyên hạt. Nếu thức ăn ở dạng bột thì cần phải vẩy nước để tránh bụi thức ăn bay vào mũi thỏ và cũng để tránh hao tốn thức ăn. Các dạng thức ăn hạt cũng có thể ngâm nước và ủ cho nẩy mầm cho thỏ ăn như là bắp, lúa, đậu. Cỏ xanh lúc có nhiều có thể thu hoạch và làm cỏ khô dự trữ, cỏ phơi khô được bó lại thành từng bánh chặt cả 2 đầu rồi gác lên sàn cao cách mặt đất khoảng 1m. Việc phối hợp thức ăn sẽ làm tăng khẩu vị và tăng khả năng tiêu hóa chúng. Không nên cho thỏ ăn đơn điệu một loại cỏ hay một loại thức ăn tinh dài ngày vì như vậy sẽ làm giảm tính thèm ăn của thỏ, dẫn đến lượng thức ăn tiêu thụ giảm làm ảnh hưởng đến năng suất tăng trưởng và sinh sản của chúng.

Thức ăn viên

Cám viên
Cám viên tự ép

Thức ăn viên, nói chung là cám viên, tức cám hỗn hợp là thức ăn giàu dinh dưỡng giúp thỏ mau tăng trọng. Nuôi thỏ công nghiệp, loại thức ăn viên này chi nên cho thỏ ăn nhiều khi chúng trong khoảng tuổi từ 7 tuần đến 7 tháng. Từ 7 tháng tuổi trở về sau, thức ăn viên chỉ cho thỏ ăn ở mức hạn chế, khoảng 5% so với trọng lượng cơ thể chúng mà thôi. Vì rằng thức ăn viên sẽ làm cho thỏ mau béo phì, làm giảm khả năng sinh sản của cả thỏ cái và thỏ đực giống.

Nhưng, với thỏ vỗ béo bán thịt thì thức ăn viên có thể cho ăn số lượng nhiều (ăn bữa tối). Có điều ta cần phải tính toán kỹ xem cho ăn như vậy liệu có thâm hụt ngân sách hay không, vì đây là loại thức ăn khá đắt tiền. Tuy nhiên bà con có thể sử dụng máy ép cám viên để tự làm cám viên cho thỏ từ các cám gạo, ngô hạt, rau, ốc, cá, bã bia, bã đậu, bã lạc,…

Nước uống

Theo cách nuôi thỏ của ông bà ta, phần đông không cho thỏ uống nước, vì vậy có nhiều người tin rằng giống thỏ không biết uống nước ?!? Người xưa nuôi thỏ không cung cấp nước uống mà thỏ vẫn sống được là vì chúng chỉ được cho ăn cỏ tươi và nhờ vào chất nước trong cỏ mới duy trì sự sống. Thật ra, nhu cầu nước uống với thỏ, nhất là thỏ công nghiệp cũng không khác gì so với các loại động vật khác. Càng ăn nhiều thức ăn khô như cỏ khô, cám viên thỏ lại càng khác nước. Do vậy, chỉ cần bắt thỏ nhịn nước một ngày là sẽ trở nên hốc hác, qua ngày thứ hai thì kiệt sức dần dà mà chết. Có ai ngờ rằng một con thỏ chừng vài tháng tuổi, mỗi ngày cần uống đến một “xị” nước. Thỏ đực giống và thỏ đang mang thai uống đến hơn nửa lít nước một ngày. Còn thỏ đang nuôi con cần đến hơn một lít nước mỗi ngày để có thể tiết được nhiều sữa nuôi con.

Nước uống của thỏ tốt nhất là nước máy, kế đó là nước giếng, nước mưa … Nói chung là nước sạch dành cho người dùng. Nên châm nước sạch vào máng uống của thỏ nhiều lần trong ngày. Nước uống qua đêm còn thừa phải đổ bỏ, đồng thời cọ rửa máng nước cho sạch trước khi châm nước mới vào.

Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bà con trong việc chăn nuôi. Chúc bà con chăn nuôi thành công !