KĨ THUẬT NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP GIỐNG SIÊU TRỨNG – SIÊU THỊT (Phần 3.1 : Phương pháp nuôi gà con)

Gà con công nghiệp là gà được ấp máy rồi được úm trong chuồng úm với nhiệt độ thích hợp, nếu không được nuôi dưỡng đúng phương pháp, nhất là trong 1-2 tuần đầu thì sự hoa hụt khó lòng tránh khỏi.

Gà con mới nở trong máy ấp rất yếu nên chúng được nằm tiếp trong máy ấp thêm 24 giờ cho khô lông, cho cứng cáp mới bắt ra chuồng úm để úm thê 3 tuần.

Chuồng úm ngoài việc các vách được che chắn kín gió vào ban đê, còn có cửa sổ mở ra cho thông thoáng vào ban ngày, còn có bóng đèn điện sưởi ấm cho gà suốt ngày đêm.

Nêm sử dụng bóng điện tròn, loại 60W. Trong trường hợp chưa có điện, hoặc bị cúp điện thì ta sử dụng bốn cái đèn bão (thắp bằng dầu có bán trên thị trường) đặt ở bốn góc chuồng để gà chụm lại sưởi ấm.

Trong tuần lễ đầu, nhiệt độ trong chuồng úm phải từ 22 đến 35 độ mới đủ sức sưởi ấm cho gà con.

Qua tuần lễ thứ hai, nhiệt độ chuồng úm có thể giảm xuống 2 độ, từ 31 đến 33 độ là vừa.

Đến tuần lễ thứ ba, nhiệt độ trong chuồng úm có thể giảm xuống còn 29 đến 31 độ (chỉ còn cao hơn nhiệt độ ngoài trời khoảng vài ba độ mà thôi).

Điều đó cho ta thấy, tuổi gà càng lớn thì nhiệt độ trong chuồng úm càng phải giảm dần, vì thân nhiệt của gà đã tăng dần, có thể sưởi ấm cho nhau được.

Trong thời gian ấp gặp ngày nắng lớn oi bức quá thì từ 11h trưa đến 15h chiều trong ngày, ta nên hạ nhiệt độ trong chuồng ú xuống 4-5 độ.

Ngược lại vào những ngày trời mưa to gió lớn và thời gian nửa đêm về sáng thời tiết trở lạnh, thì ta phải tăng nhiệt độ trong chuồng lên cao hơn vài ba độ.

Để làm tốt việc này, trong mỗi chuồng úm ta phải treo cái nhiệt kể tiện theo dõi. Để bảo đảm hơn ta nên thường xuyên theo dõi cách sống của gà con trong lồng ấp ra sao, để theo đó mà gia giảm nhiệt độ thích hợp cho gà lúc nào cũng được ấm áp như:

  • Nếu thấy gà con nằm dàn đều khắp nền chuồng mà ngủ ngon giấc là biết trong chuồng úm có nhiệt độ thích hợp.
  • Nếu thấy gà con chen chúc nhau nằm chùm nhum lại với nhau ngay dưới bóng điện mà ngủ gật, miệng con nào cũng rên nho nhỏ thì hiện tượng đó báo cho ta biết nhiệt độ trong chuồng úm chưa đủ ấm, cần phải tăng lên vài ba độ.
  • Nếu nhìn vào chuồng thấy gà con nào cũng há mỏ ra thở, miệng kêu chiêm chiếp thì nên hạ nhiệt độ chuồng úm xuống vì chuồng quá nóng, gà chịu không nổi.

Từ tuần lễ thứ hai, gà con đã khôn lanh, nên vào những sáng đẹp trời ta nên khiêng chuồng úm ra sân cho gà con tắm nắng độ nửa giờ rồi cho vào. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 8 giờ đến 9 giờ sáng.

Ngoài việc úm gà với nhiệt độ đủ ấm ra, ta còn phải chăm lo đến khâu ăn uống cho gà con.

Gà con một ngày tuổi, mới bắt sang chuồng úm nên cho chúng uống nước ngay. Vì vậy, trong chuồng úm ngay ngày đầu ta phải đặt máng nước sẵn cho gà uống thoải mái.

Còn ăn thì phải sang ngày tuổi thứ ba gà con mới biết đói và bắt đầu đến máng ăn để tập mổ thức ăn. Lúc đầu, những chú gà khôn lanh biết đến máng ăn trước, những con còn lại trong bầy sẽ bắt chước đến ăn sau. Thế nhưng, chỉ một hai ngày sau đó gà nào cũng biết ăn rành và ăn đến no bụng.

Việc cho gà con ăn trong tuần đầu có thể ăn theo bữa. Mỗi bữa cách nhau một giờ. Cứ sau bữa ăn là đem máng ăn ra ngoài, chỉ máng nước là phải để thường trực trong chuồng úm cho gà uống thoải mái bất kể ngày đêm. Nhưng, cho ăn theo bữa thì tốn rất nhiều công sức và thì giờ của người nuôi.

Thường thì ta đặt máng ăn trong chuồng cho gà con tự do ăn từ sáng đến tối.

Thức ăn nuôi gà con là loại cám hỗn hợp đã đóng bao sẵn bán ngoài thị trường, trong đó gồm tấm cám nhuyễn, bột bắp, bột đậu xanh, bột đậu nành, bột cá, bánh dầu… đạt mức độ đạm tiêu hóa khoảng 20 phần trăm mới tốt.

Tóm lại, khâu nuôi úm gà con tốn nhiều công sức và thì giờ nhất. Nếu xem thường hay xao lãng trong việc chăm sóc, dù chỉ một, hai giờ không canh nhiệt độ chuồng úm cũng đủ làm số lượng lớn gà bị chết oan.