Kỹ thuật nuôi gà ta – gà mau lớn, khỏe mạnh

Anh-bia-ga-ta

Gà ta là giống gà được nuôi phổ biến nhất và cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy là phổ biến bởi ở nông thôn nhà nào cũng nuôi, nhưng về kỹ thuật thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu để nắm rõ hơn về các kỹ thuật chăn nuôi gà ta để gà mau lớn, khỏe mạnh nha.

Chọn giống

Ở miền Bắc có các giống gà ta phổ biến như gà ri, gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Mía, gà Phù Lưu Tế, gà Văn Phú. Đặc điểm chung của chúng là có thịt thơm ngon, lòng đỏ trứng to, khả năng chịu đựng cao nhưng cho năng suất thấp.

Cac-loai-ga

Úm gà

Đây là giai đoạn gà con từ 1 ngày tuổi đến 2 tuần tuổi (vào mùa hè) và 3 tuần tuổi (vào mùa đông).

Chuẩn bị

Rửa sạch nền chuồng và sát trùng bằng for-mol hoặc Crezin. Dùng cót tre để quây tròn tạo thành chuồng có đường kính 2 – 4m, chiều cao 45cm. Lót chuồng có thể dùng trấu hoặc rơm khô cắt ngắn. Tốt nhất là nên dùng phoi bào rải dày khoảng 10 – 15cm.

Nguồn điện sưởi có thể dùng bóng đèn  75 – 100w treo giữa quây cót, treo với độ cao cách nền khoảng 50cm. Trên bóng nên có chụp đèn bằng tôn hình nón để giữ nhiệt tốt hơn.

Um-ga

Mật độ nuôi

Vào mùa đông:

40 – 50 con/m2 với gà từ 1 – 10 ngày tuổi.

20 – 25 con/m2 với gà từ 11 – 30 ngày tuổi.

15 – 20 con/m2 với gà từ 31 – 45 ngày tuổi.

12 – 15 con/m2 nếu gà từ 46 – 60 ngày tuổi.

Gà giò nhốt 10 – 15 con/m2

Gà sinh sản nhốt 4 – 5 con/m2.

Vào mùa hè nóng nực có thể giảm 10% số lượng gà.

Nhiệt độ sưởi

Ở giai đoạn gà còn nhỏ nên thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ và phát hiện kịp thời khi gà bệnh. Nếu thấy đàn gà tụm lại xung quanh nguồn điện, kêu chiêm chiếp là đang thiếu nhiệt, cần tiếp thêm nhiệt cho gà. Nếu thấy gà tản ra xa nguồn điện, nằm bẹp, há miệng thở là gà đang thừa nhiệt. Gà chụm lại một góc thì phải kiểm tra xem có gió lùa vào hay không. Gà ăn uống bình thường, đi lại nhanh nhẹn là nhiệt độ đã thích hợp.

Nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn là:

Gà từ 1 – 3 tuần là 30 – 32 độ.

Gà từ 3 – 6 tuần là 25 – 28 độ.

Gà từ 6 – 8 tuần là 20 – 22 độ.

Sau 8 tuần nhiệt độ thích hợp là 18 – 20 độ.

Nhiet-do-suoi

Độ ẩm và ánh sáng

Độ ẩm thích hợp là 60 – 65%, nếu chất độn chuồng bị ướt thì cần phải thay ngay.

Độ sáng thích hợp theo độ tuổi gà là:

Gà  1 – 20 ngày tuổi cường độ điện 5w/m2

Gà 21 – 40 ngày tuổi cường độ điện 3w/m2

Gà 41 – 66 ngày tuổi cường độ điện 1,4w/m2

Từ 1 – 2 tuần đầu gà còn nhỏ cần chiếu sáng 24/ 24 giờ, sau đó cứ mỗi tuần giảm 30 phút.

Mùa hè nắng sáng, ta có thể tận dụng ánh sáng thiên nhiên. Mùa đông âm u, đêm dài, nên bổ sung thêm ánh sáng cho chuồng gà để gà đẻ sớm và đẻ rộ.

Thức ăn

Lượng thức ăn cung cấp cho gà có đủ dinh dưỡng phát triển theo từng giai đoạn trong một ngày đêm là:

Gà 1 – 10 ngày tuổi cho ăn 6 – 10g/con

Gà 11 – 30 ngày tuổi cho ăn 15 – 20g/con

Gà 31 – 60 ngày tuổi cho ăn 30 – 40g/con

Gà giò 61 – 150 ngày cho ăn 45 – 80g/con

Gà sinh sản: với gà mái 100g/con, với gà trống 110g/con

Map-ep-cam

Ta chia ra thành nhiều bữa trong ngày cho gà ăn. Số bữa ăn với gà con là 6 bữa/ngày đêm. Đối với gà giò và gà mái sinh sản từ 2 – 3 bữa/ngày đêm.

Gà ta thường nuôi thả hoặc bán chăn thả. Nếu vườn dồi dào thức ăn như rau, cỏ, giun, dễ,… thì giảm bớt lượng thức ăn tinh đi. Quan sát gà buổi chiều trước lúc cho vào chuồng để biết gà no hay đói để biết cần cho ăn thêm lượng thức ăn như nào. Ngoài ra, cần chú ý công tác phòng bệnh cho gà.

Bà con chăn nuôi nên đầu tư cho mình một chiếc máy nghiền thức ăn chăn nuôi và máy ép cám viên để có thể tự cung cấp thức ăn cho gà tại nhà, vừa đảm bảo nguồn thức ăn dinh dưỡng, không chất độc hại cho vật nuôi, vừa tiết kiệm được lên đến 40% chi phí thức ăn chăn nuôi.

May-nghien-cam

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bà con chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

Chúc bà con chăn nuôi thành công !!!