Cô gái Tày hái ra tiền nhờ trồng cây đô la bạc “triệu”

cay-do-la

Giống cây đô la độc lạ

Cây đô la được biết đến với cái tên nghe có vẻ đầy mùi xa hoa, phú quý. Thực chất nó lại mang đúng với nghĩa như vậy. Cây này phổ thông quen gọi là cây khuynh diệp cảnh lá tròn hay còn gọi là cây lá táo. 

cay-do-la-cac-loai

Loại cây này được coi như một sự may mắn đến cho gia chủ. Chúng mới lạ, thú vị, thân hình nhỏ nhắn đáng yêu. Với những người ưa thích cây cảnh để phòng thì loại cây này lại rất phù hợp.

Loại cây này có mùi thơm dịu nhẹ, chính vì vậy mà nó thường được trồng nhiều ở các làng quê Việt Nam. Người ta thường dùng để cắm hoa trang trí, đun nước tắm hoặc đốt để phòng trừ một số loại côn trùng như muỗi,…

nen-thom

Ngoài ra những ý nghĩa trên , trồng cây đô la còn đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể với người trồng. Du nhập giống vào Việt Nam từ lâu thế nhưng hiện nay ít ai biết đến loại cây này. Bởi chủ yếu ch chỉ xuất bán cho các đại lý. 

Tiềm năng kinh tế

Chị Lý A Dịu (dân tộc Tày, tại Bắc Giang) đã gắn bó 3 năm trong lĩnh vực xuất bán cây đô la cho các thương lái. Với diện tích đất vườn rộng rãi hơn 3ha đất nông nghiệp. Chị đã tăng gia sản xuất kết hợp giữa nuôi dê và cây đô la.

Nuôi dê chủ yếu là chăn thả, nguồn thức ăn hoàn toàn tự nhiên. Xen canh với đó là hơn 1000 gốc cây đô la bạc triệu của chị. Được biết với mức thu vài trăm nghìn trên 1kg.

Hơn thế, cây đô la lại không khó cho việc chăm bẵm. Tính ra cứ đều đều mỗi năm gia đình chị thu đến vài trăm triệu đồng. 

khu-vuon-trong

Với mức giá từ 150.000 – 300.000 đồng/ gốc tùy loại lớn nhỏ. Vào năm 2019, chị Dịu đã nhập 1.200 cây giống đô la ở Đà Lạt về trồng. Dưới sự chăm sóc tốt, hơn 5 tháng cây đã phát triển lớn mạnh và cho thu hoạch.

“Hiện tại thì những loại dòng này vẫn cho ra nỗ na nỗ nịch. Tính về lợi nhuận kinh tế thì rất cao. Mỗi 1kg thương lái trả hơn 100.000 đồng/kg. Mà cây dễ chăm sóc, ít sâu bệnh”. Chị Dịu cho biết.

Nhiều thương lái săn đón

Dòng cây này có thể trồng quanh năm, không lo mất mùa hay thiệt giá. Sau nửa năm trồng cây, chị Dịu đã đi khắp các Quận Hà Nội để tìm đầu ra cho cây.

Vì giá thành không cao và được trồng ở nơi có đặc điểm sinh thái đặc biệt. Vậy nên các vựa hoa, cửa hàng đã đua nhau chào mời anh, để có nguồn cung ứng. 

la-cay-xuat-ban-cho-hoa

Hiện nay, chị Dịu đã xuất bán cho các đại lý, thương lái ở Hà Nội với mức giá từ 150.000 đồng/kg trở lên. Với hơn 1.200 gốc cây đô la, mỗi ngày thu hoạch từ 30kg lá và thu lại hàng triệu đồng. Đặc biệt vào dịp lễ Tết, gia đình chị còn thuê thêm cả nhân công để thu vài trăm kg lá cung cấp cho thị trường. 

nuoi-de-ket-hop

Theo chị Dịu, cây đô la rất dễ trồng, chăm bẵm đơn giản, giá thị trường ổn định. Thế nhưng nhập gốc cũng không rẻ. Tính trung bình cứ 2 sào đất để trống là gia đình chị thu về 200 triệu đồng/ năm. Ngoài ra, chị còn nuôi hơn 50 con dê thương phẩm. Mà dê vùng núi thì cứ phải gọi là đặc sản, thịt thơm ngon, chắc nịch. 

bap-u-chua

Chị Dịu nói: “Nuôi dê thì không quá khó khăn, bởi chúng chủ yếu ăn các loại thức ăn thô xanh. Ngoài ra, tôi còn trộn thêm cả phụ phẩm cho ăn nên dê toàn loại hàng đẹp.” 

Thu lại lợi nhuận cao từ cây đô la

Gia đình chị nuôi dê còn tận dụng cả phân bón để tạo độ dinh dưỡng cho cây trồng. Hơn thế, không phải tốn chi phí nhân công. Vì nhà chị chủ yếu dùng toàn bộ là máy móc hỗ trợ. Với đàn dê nhà chị, mỗi tuần chị sẽ làm cám ép từ 2 – 3 lần trên tuần. Cây cỏ, sau khi thu về chị phối trộn thêm cùng với bột ngô, men vi sinh, rồi đem ra ép. Các sản phẩm được ép hoàn toàn từ máy ép cám, cho ra sản phẩm thơm ngon, đầy dinh dưỡng. 

co-cho-de

>>> Xem thêm: Quy trình làm viên cám ép tại nhà tiết kiệm 40% chi phí thức ăn.

Sau 6 tháng nuôi dê tự nhiên, dê xuất bán chủ yếu cho cá thương lái buôn hàng thương phẩm. Với hơn 50 con dê, chị Dịu thu lãi tới hơn 100 triệu đồng. 

“Sau khoảng 5 tháng thì cây bắt đầu phân cành, nên cắt gọt để cây tự nuôi thêm cành. Khi đã già, cứng thì có thể thu hoạch. Cái này có mùi thơm dịu đặc trưng nên nhiều lò cũng thu mua để làm tinh dầu.” Chị Dịu bộc bạch.

Nhận thấy tiềm năng kinh tế, chị Dịu cùng bà con nông dân đã mở rộng mô hình nuôi trồng. Đồng thời chị cũng đã mày mò, học hỏi để chế biến thành tinh dầu, giúp tăng thêm thu nhập cho bà con nơi đây.