Có nên lựa chọn nuôi đà điểu để tăng trưởng kinh tế? Xây dựng chuồng trại cho đà điểu như thế nào?

ky thuat nuoi da dieu

Làm giàu từ việc chăn nuôi đà điểu không phải ai cũng có thể làm được?

Từ trước, chúng ta luôn có khái niệm đà điểu chỉ là để ở vườn thú và chiêm ngưỡng đó. Nhưng bằng sự sáng tạo và sự phát triển con người đã nhân giống chúng và biến chúng trở thành vật nuôi tăng trưởng kinh tế. 

da-dieu-nuoi-nhot

Thực tế, những năm gần đây mô hình nuôi chim đà điểu ở nước ta đang ngày càng phát triển, lợi nhuận cho việc chăn nuôi con giống này rất cao vì sức đề kháng đà điểu khá tốt. Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi lợi nhuận cao này không phải ai cũng biết, cần phải nắm được kỹ thuật nuôi đà điểu từ khâu chọn giống đến thức ăn, làm chuồng trại, tạo một môi trường phù hợp với đà điểu.

Tình hình hiện tại của chăn nuôi đà điểu

Nhận thấy đã có rất nhiều hộ chăn nuôi thành công trong phương pháp bước đi mới trong chăn nuôi đà điểu. Dần dần, một số địa phương nông nghiệp đã phát động phong trào khuyến khích chăn nuôi đà điểu, giúp người dân làm giàu từ nghề chăn nuôi. 

Nếu như hầu hết các loài chim đều có thể bay thì một loài chim dưới đất khổng lồ, đầy ngộ nghĩnh này chỉ thích hợp sống trong điều kiện sa mạc.

Vậy tại sao lại có thể lấy chúng để nuôi, liệu có thích hợp với điều kiện sống của chúng ta không. Câu trả lời là có. Loài động vật có giá trị kinh tế cao này được rất nhiều hộ dân đem về nuôi với mục tiêu làm giàu trên mảnh đất màu mỡ của mình. Đà điểu có một đặc điểm chung là chúng có khả năng sinh trưởng rất tốt. Bản thân đã ít bệnh tật lại còn dễ ăn, dễ nuôi nên bà con dễ dàng có thể làm quen với chúng mà không phải lo ngại điều gì.

da-dieu-thuan hoa

Bên cạnh đó, không thể nói đến việc để đà điểu phát triển nhanh và tiết kiệm chi phí thì khuyến khích bà con nuôi đà điểu theo một mô hình đúng kỹ thuật. Điều đó sẽ giúp bà con vừa tiết kiệm được chi phí chăn nuôi, giảm nhân công mà con vật vẫn được sống khỏe, phát triển khỏe mạnh. Sau đó tránh được rủi ro về bệnh tật, tạo một trường sống lành mạnh và dễ dàng nhân rộng quy mô.

Giá trị kinh tế trong việc nuôi đà điểu

Nếu như nguồn lợi từ dê đem lại cho bà con sau 7 – 8 tháng là gấp 2-3 lần trên mỗi con, thì với đà điểu có thể gấp 4 – 5 lần vốn bỏ ra. Bởi ở dê chúng sẽ có 1 số bệnh mà khi bị sẽ lây lan nhân rộng vùng bệnh. Còn đối với đà điểu lại không như vậy, loài vật này có sức đề kháng cao dễ nuôi mà lại vô cùng khỏe mạnh. 

Chim đà điểu thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở nước ta, nền nhiệt biến động từ – 30 độ C thậm chí – 40 độ C đều không ảnh hưởng gì. Huống hồ, khí hậu nước ta lại là nhiệt đới ẩm gió mùa nhiệt độ không quá lạnh. Rất phù hợp để chăn nuôi đà điểu. Chúng có tỷ lệ nuôi sống ở ở giai đoạn sơ sinh đạt từ 77 – 85% và giai đoạn trưởng thành đạt từ 90 – 98%.

 

Giai đoạnĐà điểu
Thời gian ấp42 ngày
Số lượng con sinh ra trong một năm40
Thời gian nuôi tới khi giết mổ407 ngày
Sản lượng thịt1800 kg
Sản lượng da50,4 m2
Sản lượng lông36 kg
Đối tượng sinh sản tối đa40 năm                     

 

Lợi ích kinh tế bên trong

Một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe bởi vì nó chứa ít mỡ và cholesterol xấu khi được so sánh với gà, bò. Tính trung bình mỗi con trưởng thành có trọng lượng 100kg sau khi giết mổ sẽ cho ra 60kg thịt, còn lại là lông, tỷ lệ thịt ngon chiếm 21% và 14% thịt sụn. Giá thành trên 1kg thịt đà điểu dao động từ 170.000 – 200.000 VNĐ. 

Ở tuổi thành thục của đà điểu, một năm cho năng suất đẻ 40 – 60 quả trứng, mỗi quả nặng 1,2 – 1,5kg, to gấp mấy lần so  với các loại gia cầm khác. Như vậy đến đây bà con đã lấy giá trị của việc nuôi đà điểu như nào chưa ạ.

loi ich da dieu

Ngoài thịt và trứng đem lại lợi ích về kinh tế, chưa kể đến là da và lông của chúng. Trung bình 1m2 da có giá bán lên tới 400 USD (tương đương 9.000.000 VNĐ) mà 1 con đà điểu lại cho năng suất tới 50m2 da. Bên cạnh, những chiếc túi da xa xỉ ấy, lông đà điểu được biết đến với việc sử dụng cho ngành thời trang, làm vật liệu phủi bụi máy móc thiết bị bởi nó không tạo thành dòng tĩnh điện. Ở các nước phương Tây, 1kg lông tơ có giá bán khoảng 2000 USD (tương đương gần 50.000.000 VND).

Với tổng giá trị lợi nhuận cao như vậy yêu cầu bà con đầu tư không nhỏ vào nguồn vốn, diện tích đất nuôi để mua con giống, thiết kế chuồng trại.

Lựa chọn con giống như thế nào là tốt 

Các giống đà điểu Struthio camelus phổ biến:

Loại con giốngHình ảnhĐặc điểmPhân biệt
Đà điểu Bắc Phiđà điểu bắc phiChiều cao 2,74m 

Nặng tới 154 kg

Đỉnh đầu không có lông

Có một vòng cổ màu trắng ở ⅔ cổ từ trên xuống

Con đực: Có lông cánh và lông ngực màu trắng tinh

Con cái: Có bộ lông trên thân màu nâu sẫm

Đà điểu Somali             da dieu solimeChiều cao 2,5m

Nặng tới 135kg 

Đỉnh đầu không có lông

Có vòng trắng dưới cổ thì rộng hơn giống khác

Trên cổ, những chỗ không có lông sẽ có màu xám, lông đuôi màu trắng

Con đực: có lông đen

Con cái: Lông màu xám nhạt hơn

Riêng với giống đà điểu này, con cái to hơn con đực.

Đà điểu Đông Phida dieu dông phiChiều cao 2,0 – 2,5m

Nặng tới 130kg

Trên đỉnh đầu có con có lông, có con lại không có lông 

Nhưng cũng có con mọc lông kín. 

Con đực: có lông màu trắng

Con cái: lông màu nâu xám

Đà điểu Nam Phida dieu na phiChiều cao 2,0 – 2,5m

Nặng tới 150kg

Đỉnh đầu mọc lông, có màu xám, vào mùa sinh sản sẽ chuyển sang màu đỏ

Con đực: nâu nhạt

Con cái: nâu xám

Không có vòng trắng ở cổ như các giống khác

 

Chọn giống đà điểu

  • Chọn những con giống nở đúng ngày (nở ngày thứ 42 – 44).
  • Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, bụng gọn, mắt sáng, không bị dị tật, còi ốm.
  • Trung bình con giống có khối lượng cơ thể từ 0,8 – 1kg/con.
  • Để không bị hao hụt thì khuyến khích bà con nên mua con giống từ 3-4 tháng tuổi trở lên, tỷ lệ sống sót 90%.

Mức giá trung bình trên thị trường bà con có thể tham khảo

giá đà điểu trên thị trường

Xây dựng quy mô chăn nuôi đà điểu cần có những gì

Với tập tính sinh sống ở vùng đất sa mạc nên khi xây dựng chuồng trại cho đà điểu bà con cần đảm bảo không gian khô thoáng. Bên cạnh đó, đất cát cần phải tự nhiên và tạo ra những ụ cát để chúng có thể đằm mình trong cát, tạo cảm giác cho chúng giống như đang ở sa mạc. Với cặp chân dài, thói quen sinh hoạt năng động, chúng chạy rất khỏe và nhanh nhẹn nên chuồng trại cần đảm bảo những yêu cầu sau:

Vị trí xây dựng chuồng trại

  • Ở nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn. Nên chọn vùng đất dễ thoát nước, tránh tình trạng đà điểu không quen mới môi trường và dễ sinh bệnh, không quá nhiều đồi núi, không nên có nhiều cây cối bao trùm xung quanh.
  • Xây chuồng theo hướng Đông Nam để đón ánh sáng mặt trời vào buổi sáng. Chọn nơi gần nguồn cung cấp điện, nước, thuận tiện chăm sóc và quản lý.
  • Tạo hàng rào bảo vệ bao quanh vị trí chuồng. Hàng rào dễ nhìn xuyên qua, chắc chắn và khả năng chống đỡ, không gây tổn thương khi đà điểu chạm vào. Chiều cao từ 150cm trở lên (đà điểu 0 – 12 tháng tuổi), từ 165cm – 170cm (đà điểu trên 12 tháng).

da-dieu-nuoi-um

Chuồng nuôi úm

  • Những con non mới sinh trong khoảng 3 tháng đầu có tỷ lệ chết khá cao, thậm chí là hơn 1 nửa đàn. Chính vì vậy, giống như các loài gia cầm khác, giai đoạn này cần tiến hành làm chuồng úm để giữ ấm, tránh những tác động xấu của môi trường và thời tiết bên ngoài, giảm tỷ lệ hao hụt con giống.
  • Diện tích chuồng úm cho đà điểu từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi.
Ngày tuổiChuồng úm (m2/con)Sân chơi (m2/con)
1 – 300,3 – 0,52,0
30 – 600,7 – 1,3 3 – 3,5
60 – 901,5 – 2,04 – 6

 

  • Thảm lót và chất độn chuồng

dem-lot-sinh-hoc

  • Bà con nên chủ động tạo thảm lót sinh học cho đà điểu, trong chuồng úm cho đà điểu con cần làm thảm lót mềm bằng cao su hoặc có thể dùng mùn cưa, rơm dày dặn, chắc chắn có thể giữ ấm phần bụng từ 1 – 2 tuần đầu.
  • Sân chơi nên được chia làm 2 phần: phần chuồng và sân chơi. Có chiều cao tối thiểu từ 50m, dùng thảm cỏ hoặc lót thêm cát. 
  • Nhiệt độ và ánh sáng.
  • Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp ở chuồng nuôi.

Thức ăn của đà điểu

  • Đà điểu là một giống ăn tạp, nguồn thức ăn của chúng rất đa dạng và phong phú:

thuc-an-chan-nuoi

  • Các dòng nguyên liệu xanh như cải bắp, xà lách, rau muống, lá cây, cỏ voi, các loại cây họ đậu.
  • Các loại ngũ cốc: các loại hạt đậu, yến mạch, thóc lúa, hạt bắp, cao lương,…
  • Những thực phẩm sinh học trùn quế, trứng chim, bột cá, bột sò, bột xương,… kèm theo phụ phẩm như bánh dầu, dầu dừa, phế phẩm thừa từ các lò mổ.
  • Kết hợp các loại Vitamin, chế phẩm sinh học, premix khoáng,.

Nguồn thức ăn

  • Yêu cầu phải an toàn, tươi ngon, không thối mốc, nhiễm độc,… 
  • Đà điểu là giống chim chỉ cần ăn cỏ mà sống, chính vì tập tính đặc biệt này, bà con nên kết hợp trồng cỏ, trồng các loại cây họ đậu để vừa có thể thu hạt và cây mà còn tiết kiệm được chi phí.
  • Ngoài ra để nguồn thức ăn trở nên phong phú hơn, bà con phối trộn các loại thức ăn cùng với các loại Vitamin, premix khoáng trong đó để giúp đà điểu sinh trưởng nhanh hơn. Nguồn thức ăn dinh dưỡng, giúp phát triển tối đa sinh trưởng của đà điểu, cho ra sản phẩm đẹp lông, thịt chắc, thơm ngon,..

thuc-an-hon-hop-cho-ga-thit-3

  • Giúp đà điểu dễ ăn hơn, bà con phối trộn, sau đó có thể cho ăn trực tiếp hoặc ép thành cám viên. Việc sử dụng cám viên giúp chúng ăn ngon miệng hơn, sinh trưởng nhanh chóng, kháng bệnh tật và giảm giá thành chăn nuôi.
  • Để thuận tiện cho việc chăm sóc, chế biến thức ăn, bà con có thể tham khảo một số máy móc nông nghiệp. Sau đây sẽ giúp bà con giảm chi phí thức ăn tới 40% mà lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho đà điểu.

Các loại máy nông nghiệp

  • Máy băm cỏ: Dùng để băm nhỏ các loại cỏ như cỏ voi, bèo, rau thành từng đoạn ngắn giúp con vật dễ dàng ăn, băm nhỏ thân cây dùng làm thảm lót cho đà điểu con.
  • Máy băm nghiền thức ăn đa năng: Băm nghiền các loại cỏ, bèo, thậm chí cả thân cây chuối, nghiền cua ốc, nghiền ngô, khoai, sắn thành ngũ cốc,..
  • Máy ép cám viên: Dùng để ép thức ăn sau khi phối trộn thành viên cám, ép chín với nhiệt độ 50 – 60 độ C.
  • Dưới đây là video thực tế về máy băm nghiền đa năng mời bà con tham khảo:

Trên đây là những chia sẻ thực tế, mong bài viết sẽ hữu ích với bà con. Cảm ơn bà con đã quan tâm.