Các bệnh thường gặp ở heo rừng lai – phòng và chữa trị

Heo rừng lai là giống có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu kham khổ tốt, ít bị bệnh. Tuy nhiên, chúng vẫn mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng ngoài da, ký sinh trùng đường ruột… Vậy các bệnh ở heo rừng lai thường gặp có cách phòng và chữa trị như nào?

Phòng bệnh

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Do đó, phòng bệnh là việc vô cùng quan trọng. Nếu cứ ngồi chờ bệnh vào rồi mới lo chữa thì chi phí phải bỏ ra là rất lớn mà chưa chắc đã chữa được. Vậy các công việc cần làm khi phòng bệnh cho heo rừng lai gồm:

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt

Heo rừng lai có đặc tính thả rông, không thích hợp để nuôi nhốt tù túng trong chuồng. Khi nuôi cần phải chú ý đến tập tính và môi trường sống của chúng sao cho phù hợp. Thả rông để chúng tự do vận động, chui rúc luồn lách trong lùm bụi, tự tìm thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Với cách nuôi như vậy, heo rừng lai ít bị bệnh tật và chất lượng thịt cho ra thơm ngon.

Thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao

Trong khẩu phần ăn của heo rừng lai, rau cỏ chiếm đến 90%. Nên chọn loại rau cỏ tươi non cho chúng ăn. Thức ăn tinh cũng phải thơm ngon, bổ dưỡng heo mới phát triển tốt và cho năng suất cao.

Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm

Cần tiêm phòng cho heo các bệnh dịch tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng… đúng định kỳ theo quy định.

heo-rung-lai

Sát trùng chuồng trại

Cần vệ sinh và sát trùng khu vực chăn nuôi thường xuyên để heo luôn được sống trong môi trường vệ sinh, sạch sẽ. Giúp heo tránh xa được các mầm mống gây bệnh.

Cách ly heo bệnh

Khi phát hiện có con bị bệnh, phải cách ly ngay những con đó ra khỏi đàn để chữa trị kịp thời. Đồng thời, báo ngay cho cơ quan thú y để có phương án phòng ngừa tốt nhất.

Cần phải nắm vững các bệnh ở heo rừng lai để kịp thời phòng ngừa và chữa trị kịp thời.

Chữa bệnh

Bệnh ngộ độc thức ăn

Heo rừng có bản tính hoang dã, là loài ăn tạp. Khi đói mà có thức ăn là chúng sẽ bổ nhào ăn cho đến khi no nê mới dừng. Vì vậy, heo rừng lai rất hay bị ngộ độc thức ăn. Thức ăn dễ gây ngộ độc gồm thức ăn tinh đã bị ôi mốc, hư thúi do bảo quản kém hoặc để lâu ngày…

Triệu chứng khi heo rừng lai bị ngộ độc thức ăn là đau bụng, nôn mửa, đi đứng lảo đảo, bị táo bón. Ngoài ra, có con miệng sùi bọt mép, mắt mờ, bại hai chân, bắp thịt co giật.

Để điều trị cần biết heo ăn phải thức ăn gì gây ngộ độc. Đầu tiên, cho heo nôn hết những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Tiếp đó, cho uống thuốc giải độc rồi cho heo uống nhiều nước để giải độc. Cuối cùng, chích cafein để hỗ trợ sức cho heo.

BENH-NGO-DOC-THUC-AN

Bệnh lãi đũa

Bệnh này thường gặp ở heo con sau khi cai sữa và heo lứa. Con lãi đũa có chiều dài khoảng gang tay và to bằng đầu đũa.

Trứng lãi đũa có ở trong rau cỏ, đất cát. Heo mắc bệnh do ăn phải rau cỏ có trứng lãi. Heo rừng lai ăn nhiều cỏ, rau tươi nên tỉ lệ bị lãi đũa khá cao. Nếu trong bụng có ít lãi đũa thì heo còi cọ, chậm lớn. Heo có nhiều lãi trong bụng thì có hiện tượng bụng ẻo, chân teo, ốm yếu. Nấu để lãi chui vào làm nghẹt ống dẫn thở, tắc ruột, sưng màng bụng thì heo dễ bị chết.

Chúng ta cần thực hiện một số việc để ngăn ngừa bệnh lãi đũa cho heo:

Giữ chuồng heo luôn khô ráo, sạch sẽ

Phải tẩy uế bằng vôi bột trong sân, vườn mỗi tuần một lần.

Theo định kỳ cần cho heo uống thuốc xổ lãi mỗi tháng một lần.

Đối với heo con, dân gian có cách chữa hiệu nghiệm là dùng ruột trái cau tươi đâm nhỏ rồi trộn với thức ăn cho heo. Còn đối với heo lớn thì dùng thuốc xổ lãi Huile de ricin hoặc Piperazine.

BENH-GIUN-DUA

Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng hay còn gọi là bệnh toi. Bệnh này được coi là bệnh truyền nhiễm đứng thứ hai chỉ sau bệnh dịch tả, khiến cho heo chết hàng loạt.

Bệnh này lây lan qua máng ăn, máng uống, nước tiểu, phân của heo bị bệnh sang heo khỏe mạnh.

Thể quá cấp:

Heo bệnh có các triệu chứng như thân nhiệt hơn 40 độ, chảy nước mắt, nước mũi. Niêm mạc mắt, mũi, miệng bị tụ máu bầm. Hàm cứng không thể há miệng. Cuống họng bị sưng lên, phù cổ, lè lưỡi. Heo chết nhanh trong 5 – 6 giờ hoặc 1 – 2 ngày.

Thể cấp tính: 

Heo sốt trên 40 độ, bỏ ăn. Thở khó khăn do sưng phổi và đàm nghẹt khí quản. heo bị ho không dứt. Trên da bị xuất hiện nhiều mảng tím đỏ. Heo chết sau 3 – 4 ngày.

Thể mạn tính:

Heo bị sốt nhẹ, ăn uống được một chút. Thân xác gầy guộc do bị tiêu chảy. Heo chỉ nằm một chỗ rồi chết do khớp xương sưng và bị viêm. Heo chết sau 1 – 2 tháng.

Với heo bị bệnh, cần cứ chữa kịp thời bằng các biện pháp:

Tiêm bắp liên tục 3 – 5 ngày bằng thuốc đặc trị Tobra-Tylo 1ml/10-15kg thể trọng.

Dùng Anaglivet 5ml/con để hạ sốt, ngày 2 lần.

Dùng Vime-liptyl 1ml/15kg thể trọng/ ngày để sát trùng đường hô hấp, giảm ho.

Dùng Vime C 1000 5ml/con/ngày để tăng sức đề kháng.

heo-chet-hang-loat

Bệnh lở mồm long móng

Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Có nhiều loại virut như A, O và Asia 1, hủy hoại phần da và niêm mạc của heo.

Các triệu chứng xuất hiện như: heo bị sốt trên 40 độ, vòm miệng, lưỡi, niêm mạc mũi, nướu răng nổi nhiều mịn nước nhỏ. Vài ngày sau, những mụn này bị bể ra và gây lở loét khiến heo bị đau nhức không ăn uống được. Viền và các kẽ móng chân cũng bị nổi mụn, khiến cho chân heo sưng to, tiếp đến các móng heo bị long tróc, heo chỉ nằm được một chỗ, không thể đi lại được. Miệng và lưỡi của heo sưng lên, nước miếng trong mõm chảy thành sợi dài, lông xù lên.

Bệnh này lây lan nhanh, qua đường nước bọt, nước tiểu và phân của heo. Khi phát hiện ra trong chuồng có một con bị bệnh thì tất cả heo xung quanh đều đã bị lây bệnh hết.

Chữa trị bằng cách sát trùng vết thương  ở chân bằng thuốc tím pha loãng hoặc dùng nước chanh, nước muối rửa sạch vết loét.  Sau ssod, dùng pommade hoặc thuốc kháng sinh dạng bột rắc lên các kẽ ngón chân, móng chân cho mau lành.

Lo-mom-long-mong

Bệnh này cần được chữa trị nhanh, kịp thời. Để lâu heo sẽ kiệt sức mà chết.

Bà con chăn nuôi nên đầu tư một chiếc máy nghiền cám lợn để chăn nuôi đạt hiệu quả lớn nhất

Hy vọng với những chia sẻ trên bà con chăn nuôi sẽ nắm vững được các bệnh ở heo rừng lai để phòng và chữa trị kịp thời.