Xây nhà lầu xe hơi chỉ với kỹ thuật nuôi bò thịt hiệu quả

Phương pháp nuôi bò thịt hiệu quả

Từng là hộ nghèo nhất làng, anh Trương Công Định, Hà Nội quyết định khởi nghiệp nuôi bò thịt chỉ với 2 bàn tay trắng. Bằng ý chí vươn lên, giờ đây anh Định đã có cơ ngơi hoành tráng, thu nhập đến tiền tỷ.

chan-nuoi-bo-thit

Cơ ngơi của anh được như ngày hôm nay một phần cũng là sự cố gắng bôn ba ngày đêm đi học hỏi khắp nơi. Anh chia sẻ sáng ra anh phải lên tận các vùng Tây Bắc để xem người ta chăn thả bò. Lặn lội xuống vùng đồng bằng để coi kỹ thuật nuôi bò giàu dinh dưỡng. Cuối cùng sau 3 tháng dòng dã, miệt mài anh đã về mượn vốn làm giàu.

Cần mẫn và cố gắng

Cuối năm 2019, anh cùng vợ tạo nên 1 trang trại nhỏ gồm 2 con bò giống, nuôi chủ yếu bằng thức ăn thô xanh. Sau đó nhận thấy bò phát triển chậm hơn giống bò cho ăn cám công nghiệp. 6 tháng nuôi anh mới có thể xuất chuồng, bò được thương lái đánh giá rất cao vì chất lượng thịt cũng như diện mạo thuần xanh. Bán với mức giá cao, thu về lãi 60 triệu.

Anh tiếp tục vay thêm vốn đầu tư chuồng trại mở rộng lên 10 con bò, sau đó là 20, 30 con. Tính đến thời điểm hiện tại gia đình anh đang nuôi hơn 50 con bò. Kèm theo đó anh chia sẻ rằng gia đình có sử dụng máy băm cỏmáy nghiền để chế biến thức ăn bò. Việc sử dụng các dòng máy công nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí chăn nuôi, giảm nhân công. Hơn thế cũng cấp đầy đủ thức ăn cho vật nuôi với hàm lượng dinh dưỡng tới 98%. Thịt chắc, đỏ, thơm ngon, xuất bán hàng thương phẩm.

> Tham khảo ngay máy băm cỏ của gia đình anh Định

Chia sẻ về phương pháp chăn nuôi bò thịt

Chọn giống nuôi bò thịt

Chọn những con tốt, thân hình vạm vỡ, mình tròn, phía mông và vai phát triển như nhau, giống hình trụ. Nên biết rõ nguồn gốc và tính năng sản xuất của đời bố mẹ.

Một số giống bò được nuôi phổ biến tại Việt Nam:

– Giống bò nội: Bò vàng Việt Nam (Bos Indicus) 

– Giống bò lai ngoại: Con lai Zebu (nhóm bò Zebu gồm các giống: Red Sindhi, Sahiwal, Brahman đỏ, Brahman trắng, Ongola).

Chuồng trại

– Xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát và có màng lưới bao xung quanh chuồng để chống ruồi, muỗi và các côn trùng khác xâm nhập (trong chăn nuôi hộ gia đình).

– Nền cứng, không trơn trượt và có độ dốc để dễ thoát nước.

– Diện tích tối thiểu: 2,5 – 3m/con bò thịt. 

– Máng ăn và máng uống nên làm bằng xi măng đặt theo chiều dài hành lang phân phối thức ăn. 

– Cần có biện pháp xử lý phân để hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh và lây lan cỏ dại.

 Thức ăn

– Nguồn thức ăn chủ yếu của bò gồm các loại cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô và củ, quả…

– Ngoài ra nên sử dụng thức ăn ủ chua hoặc rơm được kiềm hóa và thức ăn tinh chế. Bà con nên chủ động trong việc tìm thức ăn cho bò.

– Trong chăn nuôi bò thịt, mỗi gia đình cần dành 500 – 1.000m2 đất để trồng các loại cỏ khác nhau. Bao gồm cỏ voi, cỏ sả, cỏ lông tây, cây bình linh… để lấy thức ăn cho bò

Chăm sóc, nuôi dưỡng, vỗ béo 

– Bò cái chửa: Cần cho ăn uống đầy đủ, tránh cày kéo nặng, đặc biệt là ở những tháng chửa cuối cùng. Nhu cầu ăn mỗi ngày là: 25 – 30kg cỏ tươi, 2kg rơm, 1kg thức ăn tinh và 20 – 30g muối.

– Bò cái nuôi con: Ngoài khẩu phần trên, cần bổ sung thêm các thức ăn củ quả tươi. Ngoài ra, cần cho thức ăn tinh để bò cái tăng khả năng tiết sữa nuôi con.

– Bê con: Tập cho bê con ăn cỏ khô từ tháng thứ 2, cỏ tươi và củ quả từ tháng thứ 4 và cai sữa từ tháng thứ 6. Khi trời nắng ấm nên cho bê con vận động tự do. Nhu cầu ăn mỗi ngày 5 – 10kg cỏ tươi, 0,2 – 0,3kg thức ăn tinh.

– Bê từ 6 – 24 tháng: Trường hợp nuôi chuồng phải thường xuyên cho bò, bê ra sân vận động từ 2 – 4 giờ/ngày. Nhu cầu ăn một ngày: 10 – 15kg cỏ tươi. Và cho ăn thêm các thức ăn tận dụng khác như ngọn mía, dây khoai, rơm rạ, cỏ khô, cỏ ủ chua và củ quả thay thế.

– Để có bò thịt đạt khối lượng cuối cùng khi giết thịt từ 250 – 300kg lúc 24 tháng tuổi. Cần nuôi vỗ béo bò trong khoảng 80 – 90 ngày trước khi bán bằng thức ăn tinh 1kg/con/ngày

Lưu ý

Muốn nuôi bò thịt có hiệu quả kinh doanh cao đem lại lợi nhuận khủng. Người chăn nuôi phải biết tận dụng khả năng tiêu hóa thức ăn xanh thô của chúng. Cho bò ăn no, đủ cỏ tươi và các loại củ quả, trường hợp thiếu cỏ tươi có thể thay thế:

1kg cỏ khô = 4 – 5kg cỏ tươi

1kg cỏ ủ chua, 1kg rơm ủ ure, 1kg củ quả = 2kg cỏ tươi…