Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của rùa

anh-bia-rua

Rùa là loài vật dễ nuôi nhưng nếu nuôi không đúng cách và không chăm sóc tốt rùa rất dễ bị bệnh và chết. Vài vậy, người chăn nuôi cần trang bị đầy đủ kiến thức về rùa để chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy ta cùng đi tìm hiểu cách chế biến thức ăn cho rùa và nhu cầu dinh dưỡng của chúng.

Thức ăn cho rùa

Thức ăn của rùa chia làm 3 loại là: thức ăn từ động vật tươi sống, thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp. Thức ăn chính của chúng là động vật.

Thức ăn tươi sống:

Là những động vật còn nguyên con, chỉ dùng những con còn sống hoặc đã chết nhưng thịt còn tươi. Tránh không dùng các loại thịt đã bị ương hoặc thịt đông lạnh, thịt ướp mặn.

Cá tươi: tùy theo từng vùng mà chọn loại cá phù hợp. Miền Bắc thường dùng cá mè trắng, cá mương, cá tép dầu, cá lành canh ở nước ngọt và các loài cá biển vụn. Ở các tỉnh phía Nam thường dùng cá Linh, cá Sơn, ca Chốt chuột…

Động vật nhuyễn thể: như ốc vặn, ốc sên, ốc nhồi, ốc đồng, hến, trai…

Động vật giáp xác: như tôm, cua

Côn trùng: như nhộng tằm, giun đất

Các động vật khác: dùng thịt các động vật không dùng cho người và thịt phế liệu chế biến thực phẩm.

thuc-an-tuoi-song

Thức ăn khô:

Nếu có điều kiện, người ta thường sử dụng tôm khô, cá khô nhạt cho ăn kèm với thức ăn tươi hàng ngày, hoặc dự trữ cho ăn khi không đủ nguồn thức ăn tươi.

Thuc-an-kho

Thức ăn công nghiệp:

Thành phần dinh dưỡng trong này rất đầy đủ, đặc biệt là hàm lượng đạm cao, cho hiệu quả kinh tế lớn. Nhưng thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho rùa nước ta chưa sản xuất mà phải nhập từ nước ngoài nên giá thành khá cao. Hầu như các hộ chăn nuôi rùa vẫn chưa có điều kiện sử dụng.

Ở ngoài tự nhiên, rùa đặc biệt thích ăn các loại thưc vật như rong, cỏ, lá xanh và một số loại hoa quả. Đối với rùa cảnh, người ta thường cho ăn cỏ ba lá, cỏ linh lăng, bồ công anh và một số loại rau diếp.

Thuc-an-tu-thuc-vat

Một số loài rùa còn ăn được côn trùng và giun. Nhưng không cho ăn nhiều protein vì không tốt cho sức khỏe của rùa, mai rùa sẽ bị biến dạng.

Các loài rùa khác nhau sẽ có khẩu vị và đòi hỏi các chất dinh dưỡng khác nhau. Ngoài ra, không cho rùa ăn thức ăn của chó, mèo. Bởi những thức ăn này không tốt cho động vật bò sát và chứa quá nhiều protein.

Cho rùa ăn đúng cách

Nên cho rùa ăn ở một địa điểm để dễ dàng theo dõi thức ăn và vệ sinh khu vực cho ăn.

Đối với các động vật cỡ nhỏ mà rùa có thể nuốt được cả con thì cho ăn cả con. Đối với động vật lớn thì băm thành nhiều miếng cho rùa ăn. Cần rửa sạch thức ăn trước khi cho rùa ăn.

Số lần cho ăn đối với các giai đoạn rùa:

Rùa mới nở: 3 – 4 lần/ngày

Rùa giống: 2 – 3 lần/ngày

Rùa thịt: 1 – 2 lần/ngày

Rùa bố mẹ: 1 – 2 lần/ngày

Chú ý, lượng thức ăn cho rùa ăn vào buổi tối nhiều hơn buổi sáng

Lượng thức ăn cho rùa ăn có thể tính theo trọng lượng của rùa nuôi trong ao:

Rùa mới nở: 15 – 16%

Rùa giống: 10 – 12%

Rùa thịt: 3 – 6%

Rùa bố mẹ: 3 – 6%

Nên thay đổi các thức ăn về động vật để rùa được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Rùa mới nở có thể cho ăn giun nước, giun quế. Sau 5 – 7 ngày thì chuyển sang cho ăn cá, tôm. Cá cho ăn chọn loại nhiều nạc, luộc lên rồi gỡ thịt cho ăn chín sẽ tốt hơn là cho ăn sống luôn. Cho rùa ăn giun trong tất cả các giai đoạn thì rùa càng lớn nhanh và béo khỏe.

Nếu ao nuôi rộng mà mật độ rùa thưa nên kết hợp với nuôi cá tép nhỏ, nuôi ốc để rùa tự bắt ăn dần. Như vậy có thể giảm lượng thức ăn hàng ngày. Có thể dùng phân vô cơ, phân xanh để gây nuôi động vật làm thức ăn cho cá tép, ốc. Cũng có thể cho rùa ăn trực tiếp các loại của cá, tép nhỏ. Với cách nuôi này, rùa ít bệnh, lớn nhanh, chi phí thức ăn thấp, cho hiệu quả kinh tế cao nhưng năng suất thấp.

rua

Chế biến thức ăn cho rùa sinh sản

Chế độ ăn của rùa bố mẹ cần phải tăng cường đạm tươi sống và thức ăn chế biến để đảm bảo đủ đạm động vật, các vitamin, acid min, rau củ và khoáng Remix.

Có thể chế biến theo 2 công thức sau:

Công thức 1: 45% cá tươi, 15% bột bắp, 10% bột đậu xanh, 10% bột đậu nành, 10% tấm gạo, 9% cám nhuyễn, 5% bánh dầu, 3% khoáng Remix, 2% Vitamin.

Công thức 2: 35% bột cá nhát, 20% bột bắp, 14% cám gạo, 10% tấm gạo, 10% bột đậu xanh, 10% bột đậu nành, 5% bánh dầu, 3% khoáng Remix, 2% Vitamin.

Trộn đều các hỗn hợp, xay nhuyễn rồi vo thành viên, hoặc nắm thành nắm cho chúng đến ăn dần.

Bà con chăn nuôi có thể đầu tư một chiếc máy xay cám để thuận tiện cho việc chăn nuôi.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bà con chăn nuôi kinh doanh cũng như nuôi làm cảnh.