Cam Xã Đoài là một trong những dòng cam thương phẩm nhất hiện nay
Có xuất xứ tại vùng Nghi Diên, H. Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An một đặc sản “nức tiếng” ở vùng miền Trung. Theo như được ghi chép lại thì Cam xã Đoài có nguồn gốc từ Châu Phi. Được các nhà khoa học đem về nước ta hội nhập và nhân giống vào khoảng đầu thế kỷ 19. Sau khi chăm bẵm nuôi dưỡng thì giống cam này nổi lên như 1 thương hiệu Cam xã Đoài.
Cam Xã Đoài có mùi thơm rất lạ từ vỏ đến ruột. Vỏ cam mịn, nhuyễn và có mùi thơm nhẹ.
Thịt quả màu vàng cam óng ánh, vị ngọt thanh nhưng không chua được nhiều người ưa thích. Cam ăn vào sẽ tan vị ngọt trong miệng, không có loại cam nào giống cam này
Ông Phan Hoàng Đức, Chủ tịch xã Nghi Diên, chia sẻ: “Cam Xã Đoài trước đây còn được mệnh danh là cam ‘tiến vua’. Chỉ có tầng lớp quý tộc mới được thưởng thức. Điểm khác biệt ở đây là chỉ tại vùng đất của Xã Đoài mới trồng được loại cam này chuẩn vị”.
Đặc điểm sinh học của Cam xã Đoài
Cam Xã Đoài cây cao 3-4m, lá to, rộng, nhạt màu. Tán lá cách mặt đất 70-80cm có khi đến 1 mét. Quả to nhỏ tuỳ theo tuổi, cách chăm sóc; trọng lượng quả trung bình 200g. Quả chín màu vàng tươi, đẹp, có 10-12 múi, màng múi mỏng. Mùi thơm đặc biệt.
Cây phát triển tốt ở vườn có nhiều chất màu, có cây sống tới 60-70 tuổi, cao 6 mét, tán rộng đến 5m. Nếu chăm sóc tốt, cây sẽ cho quả 200 quả vào năm thứ 6, 7.
Dân vùng Xã Đoài thường dùng phân trâu, bò và phân phôtphat bón một lớp mỏng. Nên bón trên mặt đất cách gốc 1 mét, rồi lấp đất lại.
Trong những năm đầu, cây còn nhỏ cần thường xuyên làm cỏ xung quanh cây. Cần giữ cho khoảng đất xung quanh cây rộng bằng tán cây lúc nào cũng sạch cỏ. Mỗi năm làm cỏ nhiều lần nhất là vào mùa Xuân và mùa Hạ cỏ dại mọc nhiều tranh ăn với cây.
Tạo độ tơi xốp
Mỗi năm phải làm cỏ xới đất 4,5 lần, khi xới kị không xới sát cây, nên cách gốc 3-4cm. Cỏ gần gốc nhổ bằng tay để không chạm đến các rễ con. Có thể cày xới đất sau vụ hái quả, vừa làm cỏ vừa chuẩn bị cho cây ra hoa vụ tới. Nên tuỳ theo sự phát triển của cây mà cày sâu 10-20cm chỗ đất chặt. Chỗ đất cát gần gốc cày nông hơn khoảng 10-15cm.
Xen thêm các loại giun quế để đất đai được màu mỡ hơn, giúp cây sinh trưởng tốt.
Trong các vườn cam có thể trồng xen các loại cây ngắn thức ngày, không tranh nước, chất màu. Nên trồng loại cây bồi dưỡng cho đất lượng phân bón như trồng rau, cây có khả năng hút đạm ở không khí như đậu đỗ. Cây trồng xen nên chọn cây mọc nhanh, sớm phủ kín đất, để giữ ẩm, át không cho cỏ dại mọc.
>>>Xem ngay kỹ thuật nuôi bò tiết kiệm 40% chi phí thức ăn chỉ với máy ép cám viên.
Hoạt động trồng xen canh
Cây trồng xen phải là cây ít sâu bệnh, không có những bệnh lây sang cam quýt. Trồng xen ở giữa các hàng cây, ngoài phạm vi tán cây.
Ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, các tỉnh vùng miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ hàng năm có nhiều thời kỳ bị hạn.
Độ ẩm trong đất giảm xuống 40% hoặc hạn nhẹ độ ẩm cũng xuống tới 40-50%, cam quýt rất cần đất ẩm.
Cân bằng nguồn dinh dưỡng
Nếu muốn cây phát triển bình thường cần tưới nước để đạt độ ẩm bão hoà. Tưới thấmít nhất 3-5 ngày một lần, hoặc tưới phun mưa. Cày sâu khi làm đất, phủ gốc bằng rơm rạ, cây phân xanh cũng là cách chống hạn cho cam quýt. Khi phủ không kín gốc dễ gây thối gốc, sâu bệnh xâm nhập vào. Phủ gốc còn có tác dụng để nước đỡ bốc hơi, hạn chế cỏ dại mọc.
Đối với cam quýt thì giai đoạn ra hoa, hình thành và phát triển quả là các giai đoạn cây có nhu cầu nước tưới lớn nhất. Vì vậy, ở các thời kỳ này, được tưới nước đủ cây cho năng suất quả tăng rất rõ rệt. Khi độ ẩm đất giảm xuống 50% độ ẩm tối đa thì cần phải tưới nước để đất tới độ ẩm 100% độ ẩm.
Tuy nhiên, cam quýt còn là loại cây yêu cầu đất thoáng khí nên tưới nhiều quá cũng cây bất lợi cho cây, nhất là với cây con. Tưới nhiều lần với lượng nước lớn sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của rễ. Hơn thế năng suất và còn làm rửa trôi dinh dưỡng đất. Vào mùa Đông, để cây có một giai đoạn ngủ nghỉ thì cần ngừng tưới nước.
Hoạt động chăm sóc Cam Xã Đoài tỉ mỉ
Ở vùng đất thấp phải tạo hệ thống rãnh giữa các luống vừa làm nơi thoát nước mưa vừa để lấy nước tưới trong mùa hạn. Có nơi người ta còn ngâm phân xanh xuống các rãnh nước rồi tưới cho cây.
Nếu có hệ thống nước chủ động thì nên tháo nước vào các rãnh hai bên rìa tán cây, sau 1, 2 ngày tháo cạn. Nơi không làm được hệ thống nước chủ động thì nên xây các bể chứa. Từ bể bắt các ống dẫn ra và làm dàn tưới lưu động. Sử dụng phương pháp tưới phun và nhỏ giọt là phương pháp phổ biến hiện nay. Vì đây là phương pháp tiết kiệm nước được phân phối khá đồng đều trên ruộng.
Ngoài ở mùa Đông, công nghệ tưới phun còn bảo vệ cho cây khỏi bị sương giá lạnh. Nước tưới phải là nước ngọt, vì cam quýt có thể chịu được nước phèn. Nhưng nếu tưới nước phèn thường xuyên phèn sẽ tăng dần làm hỏng đất.
Cây cam quýt tuy ưa ẩm nhưng rất sợ úng vì đất úng nước làm bộ rễ kém hoạt động, cây thối, chết, rụng lá và quả non. Vì vậy cần chú ý tưới tiêu nước cho cam quýt để có hiệu quả kinh tế cao.
>>> Xem ngay kỹ thuật Hốt bạc triệu sắm xe hơi nhờ nuôi ngựa bạch.
Trên đây là tổng hợp kiến thức trồng cây cam tiến vua Cam xã Đàn. Chúc bà con trồng trọt thành công.