Những biện pháp kỹ thuật nuôi lồng vịt đẻ

biện pháp kỹ thuật nuôi lồng vịt đẻ

Những biện pháp kỹ thuật nuôi lồng vịt đẻ để đạt được hiệu quả chăn nuôi và năng suất thu hoạch cao nhất.

Lựa chọn địa điểm xây dựng chuồng trại

Chuồng vịt nên xây ở nơi có điều kiện thông gió và ánh sáng tương đối tốt, được trang bị đèn điện chiếu sáng bổ trợ. Việc xây dựng chuồng vịt đẻ cũng giống như hình thức xây dựng chuồng gà đẻ, cần phải có tính năng thông gió, lấy ánh sáng và giữ nhiệt tốt.

Thông thường diện tích mỗi chuồng vịt đẻ là từ 150 – 200m2, số lượng nuôi khoảng 2000 con, để tiện cho phòng dịch và quản lý. Điều chỉnh vị trí bóng điện, cứ 20m2 lắp một bóng điện 25W.

ky-thuat-nuoi-long-vit-de-

Cấu tạo lồng vịt

Lồng vịt có thể dùng các thanh tre hoặc lưới dây thép để làm thành lồng gỗ hoặc lồng sắt, dùng thanh gỗ có đường kính trên 4cm để làm giá đỡ. Thông thường sẽ làm thành lồng vịt 2 tầng chồng lên nhau theo kiểu bậc thang. Mỗi chiếc lồng vịt phía trước cao 40cm, phía sau cao 30cm, dài 2m, rộng 35cm.

Máng ăn được lắp ở phía trước, tấm đáy chuồng kéo dài thêm 20cm để làm máng tập trung trứng. Mặt đáy lồng cách mặt nền khoảng 50 cm, có độ dốc 4,2o, để trứng vịt có thể lăn thuận lợi xuống máng tập trung trứng. Lồng trên, lồng dưới nên chồng so le với nhau, không chồng khít lên nhau, nên cách nhau khoảng 20cm. Mỗi lồng nuôi vịt trưởng thành nên để từ 1~3 con vịt, bố trí một đầu vú uống nước tự động.

ky-thuat-nuoi-long-vit-de-1-

Lựa chọn giống

Vịt đẻ nuôi lồng phải lựa chọn giống vịt có thể hình nhỏ, tình dục thành thục sớm, tiêu hao thức ăn ít, đẻ trứng nhiều, tính thích ứng mạnh. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, phải chọn loại vịt thành niên cường tráng, không bệnh tật, có độ lớn đồng đều. Có như thế, sau khi cho vịt con vào lồng, qua thời kỳ thích ứng khoảng nửa tháng là có thể tiếp tục đẻ trứng. Hàng năm 2 mùa xuân thu là thời kỳ cao sản. Vịt cái trưởng thành nuôi năm đầu có tỷ lệ đẻ trứng cao nhất. Đến năm thứ 2 đã giảm sút và phải đào thải thay mới 50%. Đến năm thứ 3 thì phải thay mới hoàn toàn.

Kỹ thuật chăn nuôi vịt con

ky-thuat-nuoi-vit-con-

Thông thường dùng phương pháp nuôi vịt con trên lưới, nhiệt độ trong phòng nuôi duy trì khoảng 30°C, độ ẩm 60%, sau 3 ngày thì mỗi ngày giảm 3°C, giảm cho tới khi đạt 22-23°C. Trong nhà yêu cầu chiếu sáng đầy đủ, thông gió tốt, ban ngày chiếu sáng tự nhiên, ban đêm cứ 30m2 dùng 2 bóng đèn 15W để chiếu sáng. Vịt con đưa vào phòng nuôi vịt con nghỉ ngơi sau 1 giờ có thể cho ướt mỏ, có thể dùng nước đường gluco 5% hoặc nước đường, sau khi cho ướt mỏ đổi thành nước thông thường, sau từ 1-2 giờ thì có thể cho ăn, đem thức ăn trộn ướt, mỗi ngày đêm cho ăn 5 lần, cả ngày bảo đảm trong máng nước uống có nước.

Quản lý chăn nuôi thời kỳ vịt đẻ

Đưa vào chuồng

Vịt khoảng 75-80 ngày tuổi thì đưa vào lồng để nuôi. Mỗi lồng nuôi từ 1~3 con. Khi đưa vịt vào lồng chọn một buổi sáng đẹp trời. Biểu hiện của vịt khi mới được đưa vào lồng là không yên tâm, sẽ làm kinh hãi đàn, lúc này cần phải duy trì môi trường yên tĩnh.

Huấn luyện ăn và uống

mang-uong-nuoi-long-vit-de-

Trước khi để thức ăn vào thì trong máng phải bỏ nước vào, cho chúng uống nước tự do khoảng nửa giờ, rồi xả hết nước đi, cho thức ăn vào. Trước hết dùng 25% – 30% nước trộn ướt thức ăn, rồi bỏ đều vào trong máng ăn. Thời gian vài ngày đầu, mỗi ngày cho số lượng ít nhưng cho ăn nhiều bữa. Thời kỳ thích ứng với nuôi lồng cũng phải mất thời gian khoảng 2 tuần. Đợi sau khi quy trình đã đi vào hoạt động bình thường thì cố định cho ăn ngày 3 lần (sáng, trưa và tối). Có thể đem nguyên liệu cho vào máy ép cám viên mini để tạo ra viên cám chứa đầy đủ hỗn hợp nguyên liệu, tránh tình trạng vịt kén ăn.

Khống chế thể trọng vịt đẻ

Sau khi đưa vịt vào lồng nuôi, căn cứ vào tình hình thể trọng của vịt mà đem vịt chia thành các tổ. Lượng thức ăn cho tổ vịt có thể trọng nhỏ thì gia tăng thêm một chút, như vậy có thể giúp cải thiện độ đồng đều của đàn vịt. Đồng thời, làm cho vịt khi bắt đầu đẻ được đồng đều và rút ngắn thời gian để đạt tới thời kỳ đẻ cao điểm. Đó cũng là một trong những ưu điểm của việc nuôi lồng.

Chiếu sáng trong chuồng vịt

chieu-sang-long-vit-de

Mới đầu ta lấy ánh sáng tự nhiên là chính, ban đêm ở trong chuồng để ánh sáng yếu, để đàn vịt ở trong trạng thái yên tĩnh. Trong thời kỳ đẻ trứng cần phải tiến hành bổ sung chiếu sáng nhân tạo. Chiếu sáng theo mức cứ 20m2 lại lắp một bóng điện ánh sáng trắng 25W, điều chỉnh độ cao treo bóng đèn, sao cho ánh sáng được tỏa đều trong chuồng. Bổ sung chiếu sáng theo phương thức mỗi tuần gia tăng 15 phút, kéo dài cho đến khi đạt mỗi ngày 15 – 16 giờ thì thôi và cố định lại.

Vệ sinh lồng vịt đẻ

Tiến hành tiêm các loại vacxin. Hàng ngày quan sát tình trạng ăn, uống, đi vệ sinh và tinh thần ra sao, khi phát hiện tình trạng khác thường phải kịp thời điều trị và cho cách ly. Mỗi tuần tiến hành 1 lần tiêu độc cho môi trường và không khí. Bổ sung định kỳ chất kháng sinh và thuốc tiêu độc vào thức ăn và nước uống cho đàn vịt. Định kỳ dọn phân, giữ vệ sinh chuồng trại.

Thông gió thay đổi không khí

thong-gio.-thong-khi

Mùa hạ đến, tăng lắp đặt thiết bị thông gió và phun nước để hạ nhiệt độ chuồng vịt. Nhiệt độ tốt nhất của thời kỳ đẻ trứng là từ 15~20°C. Về mùa đông tránh việc thổi trực tiếp gió lạnh vào, giảm thiểu lượng thay đổi không khí, trên nguyên tắc là không để không khí trong chuồng vịt quá vẫn đục ô nhiễm, việc thay đối không khí nên chọn thời điểm tiến hành vào buổi trưa.

Thức ăn kỹ thuật nuôi lồng vịt đẻ

Khi nuôi lồng, do mất đi một số cơ hội kiếm ăn, nên phải đặc biệt chú ý đến sự toàn diện và cân bằng về dinh dưỡng trong thức ăn, lượng bổ sung nguyên tố vi lượng và vitamin cũng cao hơn từ 20-30% so với nuôi quây chuồng, để nâng cao sức khỏe của vịt và bảo đảm nhu cầu cao sản. Mỗi tuần cho ăn thêm một lần cát sạn. So với nuôi ở chuồng, về mặt chỉ tiêu năng lượng trong thức ăn, có thể điều chỉnh thấp hơn, tùy theo sự biến đổi về nhiệt độ không khí thì lượng cung cấp thức ăn cũng phải điều chỉnh theo. Về mùa đông thì nhiệt độ không khí cứ hạ thấp hơn 1oC thì tăng 2g thức ăn.

thuc-an-cho-vit-ca

Đề phòng bệnh tật cho vịt đẻ nuôi chuồng

Tẩy giun vịt đẻ

Khi cho vịt đẻ vào lồng khoảng 20 ngày thì cho tẩy giun đũa, nếu lợi dụng đẻ trứng cao điểm năm thứ 2, thì trong thời gian nghỉ để thay lông tiến hành tẩy giun đũa và trị rận trên vịt.

Phòng dịch bệnh cho vịt

Khi lựa chọn các loại vacxin thì phải căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, của trại mình mà quyết định vào thời kỳ đẻ cao điểm cần tránh tiêm cho vịt.

Phòng chữa bệnh cho vịt

phun-tieu-doc-khu-trung

Ở cửa vào trại chăn nuôi phải xây thiết chế tiêu độc chỗ cửa vào mỗi dãy chuồng chăn nuôi phải xây bể tiêu độc. Về mùa xuân, hạ, thu cứ 2 ngày dọn phân 1 lần, về mùa đông thì chú ý thông gió, cứ cách 3 ngày dọn phân 1 lần. Mỗi tuần dùng thuốc khử trùng tiêu độc trong và ngoài chuồng một lần.

Vịt đẻ nuôi lồng ít tiếp xúc với bên ngoài. Vì vậy giảm bớt được nguy cơ lây nhiễm bệnh, đồng thời cũng có thể tránh được việc các máng ăn, máng uống bị phân làm bẩn, nên ít phát bệnh truyền nhiễm hơn. Nhưng phải chú ý phòng chống bệnh lòi dom và bệnh chân mềm cho vịt đẻ. Trước khi vào thời kỳ đẻ cao điểm, cho vịt đẻ uống thuốc đông y. Trong thời kỳ đẻ trứng phải đuổi cho vịt đẻ đi lại vận động trong lồng để đề phòng bệnh mềm chân ở vịt.

Trên đây là chia sẻ về những biện pháp kỹ thuật nuôi lồng vịt đẻ, cảm ơn bà con đã quan tâm và theo dõi!

Tóm tắt
Những biện pháp kỹ thuật nuôi lồng vịt đẻ
Tên bài
Những biện pháp kỹ thuật nuôi lồng vịt đẻ
Mô tả
Những biện pháp kỹ thuật nuôi lồng vịt đẻ để giúp bà con đạt được hiệu quả chăn nuôi và năng suất thu hoạch cao nhất
Tác giả
Người up
Kho Máy Bình Minh
Logo