MỘT SỐ THỨC ĂN VÀ TIÊU CHUẨN THỨC ĂN CỦA NGAN

Đặc điểm sử dụng thức ăn của ngan

Ngan là loài gia cầm thích ứng rộng rãi cả trên cạn và dưới nước và có thể nuôi quanh năm. Trong nuôi chăn thả truyền thống, thức ăn của ngan rất đa dạng phong phú, không đòi hòi khắt khe dinh dưỡng trong khẩu phần.

Thức ăn thường dùng của ngan gồm các loại thức ăn sẵn có ở địa phương: Thức ăn tinh gồm: ngô, thóc, gạo, cám, khoai… Thức ăn protein gồm: đậu tương, bột cá, cá tép, giun, don dắt, cua ốc… Thức ăn xanh gồm: bèo tấm, bèo tây, lá xu hào, bắp cải… Ngan thích ăn dạng mảnh, hạt, không thích ăn thức ăn bột, ướt và trơn.

Một số thức ăn thường dùng của ngan

Ngan thuộc loài ăn tạp, được nuôi bằng nhiều loại thức ăn khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng của mỗi loại thức ăn trong khẩu phần, người ta chia thức ăn nuôi ngan thành các nhóm sau:

– Thức ăn năng lượng,

– Thức ăn protein.

– Thức ăn khoáng.

– Thức ăn vitamin.

Thức ăn năng lượng

Nhóm này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng, về thành phần hoá học, trung bình thức ăn này có chứa 12% protein thô, 75-80% lượng protein này được tiêu hoá ở gia cầm, tuy vậy protein thuộc nhóm này chất lượng không cao vì thiếu lizin, metionin và triptophan. Hàm lượng mỡ trung bình là 2- 5%, tuy vậy có một số sản phẩm phụ như cám lụa (của lúa) chứa 13% lipit. Loại thức ăn này gồm các hạt hoà thảo như: thóc, ngô, kê, cao lương và các sản phẩm phụ của chúng như cám, tấm…

Thóc

Hiện nay trong nuôi ngan chăn thả, thóc được sử dụng như là loại thức ăn năng lượng chính. Năng lượng trao đổi của thóc là: 2630-2860 Kcal/kg, protein: 7,8- 8,7%, mỡ: 1,2-3,5%, xơ: 10-12%. Trong thóc hàm lượng lizin, acginin, tryptophan cao hơn ngô nhưng lượng khoáng đa lượng và vi lượng trong thóc thấp.

Ngô

Là nguồn thức ăn giàu năng lượng, ngô đứng hàng đầu trong các loại thức ăn năng lượng ở gia cầm. Giá trị năng lượng trao đổi của ngô là 3100-3200 Kcal/kg, protein: 8-12%, xơ tháp: khoảng 2%, mở khá cao: 4-6%. Tuy nhiên trong ngô rất nghèo các nguyên tố khoáng như canxi (0,45), mangan (7,3 mg/kg)… Ẩm độ trong ngô khá cao, biến đổi từ 8-35% tuỳ theo ngô già hay non. Nếu ẩm độ trên 15% rất khó bảo quản, làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Thức ăn protein

Protein thực vật

Gồm các loại hạt cây họ đậu và các phụ phẩm của chúng là các loại khô dầu. Đại diên lớn nhất của các loại thức ăn này là đỗ tương, đỗ xanh, lạc. Đặc điểm nổi bật của chúng là giàu protein và các axit amin không thay thế.
+ Đỗ tương:
Thành phần gồm 41-43% protein thô, 16-18% mỡ và 3600-3700 Kcal ứng với 15-16 MJ/kg vật chất khô. Giá trị sinh học của protein đỗ tương cao tương đương với các protein động vật. Tuy nhiên khi sử dụng đỗ tương phải chú ý đến những tác nhân kháng dinh dưỡng có trong hạt đỗ tương. Xử lý nhiệt là biện pháp có hiệu quả để hạn chế nhược điểm này. Đỗ tương sau khi ép dầu tạo thành khô dầu đỗ tương sử dụng tốt hơn đỗ tương hạt, vì khi ép dầu (tách mỡ) phải xử lý bằng nhiệt, đã phân huỷ và làm mất hiệu lực của các độc tố.
+ Lạc:
Lạc chứa nhiều dầu mỡ, tỷ lệ mỡ chiếm 38-40% trong lạc vỏ và 48-50% trong lạc nhân. Sản phẩm phụ của lạc sau khi ép dầu là khô dầu lạc được sử dụng như một nguồn thức ăn protein trong chăn nuôi. Hàm lượng protein trong khô dầu ép cả vỏ là 30-32%, trong khô dầu lạc nhân là 45-50%. Nhược điểm chính là nghèo lizin, vì vậy sử dụng khô dầu lạc làm thức ăn protein cần chú ý bổ sung thức ăn giàu lizin như đỗ tương, bột cá hay chế phẩm lizin. Chú ý khi độ ẩm trên 5%, nấm mốc dễ phát triển, tiết độc tố ailatoxin rất có hại.

Protein động vật

Bao gồm các sản phẩm chế biến từ động vật: Bột cá, bột tôm, bột thịt, bột máu… đây là nguồn thức ăn giàu protein, có đủ các axit amin không thay thế; đồng thời cũng là nguồn cung cấp khá đầy đủ các nguyên tố khoáng và nhiều vitamin quý.
+ Bột cá:
Bột cá là nguồn thức ăn protein tuyệt vời cho gia cầm bởi vì bột cá chứa đầy đủ số lượng của các axit amin cần thiết mà gia cầm yêu cầu, đặc biệt là lizin và metionin. Bột cá sản xuất ở nước ta có protein từ 31- 60%; khoáng: 19,6-34,5%, trong đó muối 0,5-10%; canxi: 5,5-8,7%; photpho: 3,5-4,8%. Song bột cá là nguyên liệu đắt tiền do đó để đảm bảo giá thành của khẩu phần cần tính toán cung cấp một tỷ lệ hợp lý.
+ Bột đầu tôm:
Bột đầu tôm là nguồn protein động vật giàu các nguyên tố khoáng, nguồn thức ăn cỏ giá trị tốt trong chăn nuôi ngan, vịt. Thánh phần dinh dưỡng và giá trị sinh học của protein bột đầu tôm khá cao nhưng không bằng bột cá và bột máu. Trong bột đầu tôm có 33-34% protein, trong đó có 4-5% lizin, 2,7% metionin; rất giàu canxi, photpho và các khoáng vi lượng.

Thức ăn khoáng và vitamin

Loại thức ăn cung cấp khoáng và vitamin được gọi là thức ăn bổ sung.

Thức ăn bổ sung khoáng

Thức ăn bổ sung khoáng thường dùng trong chăn nuôi gia cầm là: Các phức hợp muối có chứa canxi, photpho; Các muối amoni, muối ăn, muối của một số khoáng vi lượng.
+ Bổ sung khoáng đa lượng
– Phấn canxi cacbonat (CaCO): Dùng làm thức ăn bổ sung canxi. Trong phấn canxi cacbonat có chứa 37% Ca, 0,18% P, 0,3% Na, 0,5% K và dưới 5% Si, cho gia cầm ăn ở dạng bột mịn.
– Đá vôi: Có 32-36% Ca, 1-2% Mg, 3-4% Si, F và S, đá vôi được sử dụng ở dạng bột như phấn canxi cacbonat.
– Bột vỏ sò, vỏ trứng: Trong bột vỏ sò có 33% Ca, hơn 65% P, là nguồn bổ sung Ca rất tốt cho gia cầm.
– Bột xương: Chế biến từ xương động vật, chứa 14- 16% p ngoài ra còn có Na, K và nhiều nguyên tố đa lượng khác, là nguồn bổ sung Ca, p rất tốt cho gia cầm.
+ Bổ sung khoáng vi lượng
– Mangan sunfat (MnSO4 . 5H2O): Dạng tinh thể màu hồng xám, chứa 235 Mn, tan trong nước, dùng bổ sung mangan cho gia cấm. Có thể thay mangan sunfat bằng mangan cacbonat (MnCO2).
– Coban clorua (CoC12-6H2O): Bột màu hồng đỏ, tan trong nước, chứa 24% Co; Dùng bổ sung coban vào khẩu phần ăn cho gia cầm, có thể thay coban clorua bằng coban cacbonat hay coban axetat.

Thức ăn bổ sung vitamin

Việc bổ sung vitamin vào hỗn hợp thức ăn được sử dụng dưới dạng premix vitamin – là hỗn hợp đồng nhất của các loại vitamin A, D, E, K, Bl, B12, pp kháng sinh phòng bệnh và chất chống oxy hoá.
Ở nước ta, premix vitamin được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhà nước TCVN-3142-79. Có 3 loại premix cho gà, cúng dùng cho vịt ngan ở các lứa tuổi tương ứng đó là:
– Premix vitamin gà con và gà thịt giai đoạn I.
– Premix vitamín gà thịt giai đoạn II.
– Premix vitamin gà đẻ.
Ngoài 3 loại premix vitamin trên còn có các loại chuyên dùng cho gia cầm như fumeit, đây là hôn hợp vitamin A, D3, E, metionin và furazolidon phòng bệnh cầu trùng, bạch lỵ cho gia cầm. Bên cạnh các loại premix sản xuất ở trong nước còn có rất nhiều premix vitamin nhập nội như viton-25, phylazon I, phylamix II…

Tiêu chuẩn ăn của ngan

Ngan thịt 1-84 ngày tuổi:
Chia quá trình sinh trưởng của ngan con-làm 3 thời kỳ: 0-3 tuần; 3-6 tuần; 7 tuần đến giết mổ (nuôi tách trông mái sẽ hiệu quả hơn).
Kết quả nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: Nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ kết thúc thường thấp hơn so với thời kỳ khởi động (ví dụ 12% so với 18% đối với nhu cầu protein). Có thể tiết kiệm được lượng thức ăn bằng cách giảm hàm lượng protein vào thời kỳ kết thúc. Riêng trong thời kỳ này, mức tiêu thụ thức ăn đã bằng một nửa tổng số thức ăn tiêu thụ.
Ngược lại, tỷ lệ năng lượng trong khẩu phần cũng không ảnh hưởng lắm đến sự sinh trưởng. Ngan có khả năng tự điều chỉnh mức tiêu thụ thức ăn bằng cách hấp thụ một lượng calo ổn định. Khối lượng giết mổ không thay đổi và chất lượng vỗ béo tăng lên chút ít khi năng lượng của khẩu phần khoảng 2400-3200 Kcal năng lượng trao đổi/kg thức ăn. Thức ăn nên dùng ở dạng viên cỡ 2,5mm hay dạng bột ở thời kỳ đầu, dạng viên cơ 5mm ở thời kỳ sinh trưởng.