Một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà

Hiện nay, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày một phát triển, cùng với đó cũng có nhiều căn bệnh gây hại tới gia súc, gia cầm. Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một số căn bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà – triệu chứng và cách chữa trị như nào nhé !!!

Bệnh cầu trùng

Triệu chứng

Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, ra phân đỏ hoặc sáp, nhiều khi có máu tươi. Tỷ lệ đẻ của gà giảm, vỏ trứng mỏng.

Phòng bệnh

Không để nền chuồng ẩm ướt, vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ.

Có thể dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc pha nước cho gà uống.

Sử dụng trong 3 ngày với một trong các loại thuốc sau:

Anticoc 1gr/ 1 lít nước

Baycoc 1ml/ 1 lít nước

Trị bệnh

Tăng liều lượng gấp đôi liều phòng.

Bệnh thương hàn

Triệu chứng

Đẻ trứng số lượng giảm, méo mó, màu tái nhợt hoặc teo. Gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối.

Bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con hoặc nhiễm qua đường thức ăn, nước uống bị nhiễm bệnh.

Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét tràn lan.

Gà đẻ: gan có điểm hoại tử trắng, túi mật sưng to, buồng trứng đen tím, trứng non dị hình méo mó.

Phòng bệnh

Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh như Oxytetracyclin 50 – 80 mg/gà/ngày, dùng trong 5 ngày.

Trị bệnh

Tăng liều lượng gấp đôi so với phòng bệnh.

Benh-thuong-han

Bệnh dịch tả

Triệu chứng

Bệnh lây lan mạnh, chủ yếu qua đường tiêu hóa, ngoài ra cũng có thể lây lan qua dụng cụ chăn nuôi.

Thể cấp tính:

Bệnh xuất hiện đột ngột, chết nhanh không rõ triệu chứng. Gà thường rụt cổ, ngoẹo đầu vào cánh, ủ rũ, nhắm mắt mê man sau đó chết.

Khó thở, nhịp thở tăng, hắt hơi (há mồm, vươn cổ thở).

Tiêu chảy phân xanh – trắng, diều căng đầy hơi.

Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi; tích, mào tím xanh.

Nếu sau 4 – 5 ngày gà không chết, sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: vận động tròn theo một phía, đi không vững.

Gà giảm đẻ, vỏ trứng mềm. Tỷ lệ chết từ 50 – 90%.

Thể mãn tính:

Những con gà đã bị mắc bệnh thời gian dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, kém ăn, giảm đẻ, thở khò khè,… Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ chết 10%.

Phòng bệnh

Chủ yếu bằng vaccin

Trị bệnh

Dùng các thuốc tăng sức đề kháng: vitamix, vit – plus,…

Benh-dich-ta

Bệnh hô hấp mãn tính

Lây lan chủ yếu qua trứng, hô hấp và tiêu hóa.

Trị bệnh

Dùng kháng sinh thuộc các nhóm như: tetracycline, Macrolide, Quinolon… pha trong nước uống kết hợp với vitamin và chất điện giải.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ 18 – 36 giờ

Gà hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác.

Ở gà con: ho, thở gấp, chảy nước mũi, sốt, uể oải, gà yếu, tiêu chảy phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ chết khoảng 30%.

Ở gà đẻ trứng: có những triệu chứng hô hấp như trên, giảm đẻ và chất lượng trứng giảm, trứng bị méo mó.

Phòng bệnh

Bệnh này không có thuốc đặc trị, nên chỉ phòng là chủ yếu. Có thể phòng bằng cách dùng vaccin Biral H120…

Tiêm vaccin theo lịch.

Cách ly gia cầm bệnh, đối với gia cầm để thì nên loại thải.

Thường xuyên bổ sung ADE Solution 2g/1-2 lít nước uống… giúp tăng cường đề kháng.

vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng Pividine hoặc Antivirus.

Benh-viem-phe-quan

Bệnh cúm gia cầm

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày, gà nhiễm trùng huyết. viêm đường hô hấp, xuất huyết ở nội tạng và tổ chức dưới da.

Gà có các triệu chứng như xù lông, tiêu chảy và có âm hô hấp. Gà bị nhiễm H5N1 chết nhanh, trong vòng 48 giờ và tỉ lệ chết lên đến 90% trong vòng 3 – 4 ngày sau khi nhiễm, có thể chết toàn đàn.

Phòng bệnh

Tiêm phòng vaccin H5N1. Gà 2 – 5 tuần tuổi tiêm 0,3ml/con, trên 5 tuần tuổi tiêm 0,5ml/con, sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

Tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày để giúp gia cầm tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Tiêu độc sát trùng: phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần bằng các loại thuốc như nhóm aldehyde, phenol,…

Khi có kết quả giám định bệnh cúm phải thực hiện tiêu hủy cả đàn và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú ý.

Benh-cum-gia-cam

Bệnh cúm gà

Biểu hiện

Gà sốt cao, biểu hiện không bình thường ở hệ tiêu hóa, hô hấp, sin sản, thần kinh.

Hoạt động kém, ăn ít, gây yếu, tăng số gia cầm ấp ở đàn đang đẻ, sản lượng trứng giảm.

Trường hợp nặng sẽ ho, khó thở, chảy nước mắt. đứng tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và mặt, những chỗ da không có long tím tái, chân xuất huyết, rối loạn thần kinh, tiêu chảy, một số con biểu hiện co giật hoặc đầu ở tư thế không bình thường.

Xác chết do bệnh tím tái, mổ ra thấy dạ dày tuyến, dạ dày cơ xuất huyết, phổi tích máu, thận và gan xưng to.

Khả năng lan truyền

Virus cúm gà có thể sống ít nhất 3 tháng ở nhiệt độ thấp, trong phân.

Virus cúm gà lây lan mạnh, có thể được lây truyền từ trại nuôi này sang trại nuôi khác bởi những vật nhiễm bẩn như bánh xe, thức ăn, phân,…

Khi gà có triệu chứng của bệnh cúm gà tốt nhất là đem tiêu hủy toàn bộ số gà bệnh để tránh lây lan, truyền nhiễm sang các loại gia cầm khác và người.

Để đảm bảo nguồn thức ăn dinh dưỡng cho gia cầm, bà con có thể tham khảo dòng máy nghiền thức ăn chăn nuôimáy ép cám viên để tự chế biến thức ăn tại nhà cho vật nuôi của mình. Vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm được chi phí chăn nuôi.

may-nghien-may-ep

Hy vọng với những kinh nhiệm trên bà con chăn nuôi có thể phòng tránh và chữa trị kịp thời cho gia cầm của mình khỏi một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà này nhé.

Chúc bà con chăn nuôi thành công !!!