Kỹ thuật nuôi cá lồng và phòng chống bệnh cho cá

ky-thuat-nuoi-ca-long

Nuôi cá lồng là hình thức nuôi cá cao sản phù hợp với những nơi có sông suối và các hồ chứa nước tự nhiên hay nhân tạo, nuôi cá lồng những ưu điểm như:

  • Sử dụng nguồn nước tự nhiên để nuôi cá, không ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp
  • Lợi dụng sự trao đổi nước thường xuyên, cung cấp đầy đủ oxy nên nuôi được cá ở mật độ cao.
  • Nuôi cá lồng có thể tận dụng được một phần nguồn thức ăn tự nhiên như các loại sinh vật nổi.
  • Môi trường nuôi cá sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất thải của cá nên cá lớn rất nhanh.
  • Có thể tận dụng được nhân công nhàn rỗi trong gia đình để chăm sóc và bảo vệ cá. .Hao hụt ít, hạn chế được địch hại, chăm sóc, quản lý, thu hoạch thuận lợi.
  • Năng suất cao, chu kỳ sản xuất ngắn, lợi nhuận cao.

Biện pháp kỹ thuật nuôi cá lồng

Xây dựng lồng nuôi cá

  • Vật liệu: tuỳ theo từng địa phương mà nguyên liệu làm lồng có khác nhau.
  • Khung lồng: dùng gỗ, tre, chất dẻo, kim loại.
lam-long-nuoi-ca
  • Vách lồng: ván gỗ, mành tre, lưới ni lông, lưới kim loại, chất dẻo.
  • Nhóm vật liệu nối: phao, can nhựa to phuy nhựa.
  • Neo: khối bê tông, đá, neo kim loại cọc. Ngoài các vật liệu trên, khi đóng lồng người ta còn dùng sắt để liên kết các nạn với nhau, dùng đình để đóng các nạn và nẹp vào khung lòng, dùng dây thép để buộc và điều chỉnh khe hở giữa các nan.
  • Kích thước lồng nuôi tùy thuộc vào vật liệu làm lồng, vị trí đặt lồng và quy mô nuôi.

Cấu tạo

  • Mặt trên : Làm bằng lưới, gỗ, có khe hở 1 cm
  • Mặt đáy: Đóng kín, đóng xuôi gỗ theo dòng nước chảy
  • Mặt bên : làm bằng lưới, nếu làm bằng gỗ hay tre thì làm hở.

Vị trí đặt lồng

Vị trí đặt lồng liên quan mật thiết đến việc phát triển của cá nuôi và quá trình chăm sóc. Khi đặt lồng, người nuôi cần lưu ý :

  • Lồng cá được đặt ở nơi thông thoáng, có dòng nước lưu thông tốc độ chảy đạt 0,2 – 0,3m/s
  • Không đặt lồng ở nơi nước đứng hoặc nước chảy xiết, những khúc sông hay bị sạt lở
  • Môi trường nước để đặt lồng đảm bảo các yếu tố :
pH : 5,5 – 8,5
Do > 5mg/l
NH3<0,01mg/l
H2S <0,01mg/l
Nhiệt độ nước 20 – 330 C

Cách đặt lồng

  • Diện tích lồng bè chiếm không quá 0,2% diện tích khu vực mặt nước lúc cạn.
  • Lồng có diện tích 10m2 đặt thành từng lồng, mỗi cụm lồng có 15 – 20 lồng khoảng cách giữa các cùm lồng 300 – 500 m
  • Các lồng nên đặt so le để tạo sự lưu thông cho dòng chảy, khoảng cách giữa các lồng 10 – 15m, đáy lồng cách mặt đáy sông cao hơn 0,5m

Thả cá giống

nuoi-ca
  • Cá được thả nuôi lồng trên sông khá đa dạng và cho hiệu quả kinh tế cao như : cá diêu hồng, cá lăng, có trắm..
  • Nên thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
  • Mật độ thả cá : Phụ thuộc loài, cỡ cá giống thả, kỹ thuật chăm sóc và quản lý. Cỡ cá 8 – 10 cm thả với mật độ 80 – 100 con/m3

Bà con có thể tham khảo mật độ thả cá qua bảng sau :

Loài cáCỡ thả ( gam) Mật độ (con/m3)
Trăm cỏ 100
100 – 200
200 – 300
80 – 100
50 – 60
40
Rô hu40 – 5050 – 60
Trê lai 8 – 1065 – 70
Bống tượng 100 – 15080 – 100

Quản lý, chăm sóc

  • Thức ăn cho cá lồng có thể là thức ăn công nghiệp hoặc thực ăn tự chế
  • Thức ăn cần đảm bảo hàm lượng đạm 20 – 30% để cá có thẻ
  • Đối với thức ăn công nghiệp, người nuôi nên chọn thức ăn dạng viên nổi và lâu tan trong nước để hạn chế hao hụt thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bà con nên dùng máy làm cám viên nổi cho cá để có thể tự làm cám cho cá chủ động trong quá trình chăn nuôi
lam-cam-vien-noi-cho-ca_
  • Cho cá ăn ngày 2 – 3 lần và ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá
  • Trong quá trình nuôi không nên khuấy động nhiều làm cho cá sợ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá

Vệ sinh lồng bè

  • Trước khi thả cá và sau mỗi đơt thu hoạch ta nên đưa lồng lên cạn để vệ dinh và dùng vôi quét trong và ngoài lồng
  • Loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại trong lồng
  • Khi thời tiết xấu như mưa, bão… nên kiểm tra lồng cẩn thận, neo vào thêm dây neo lồng vào những nơi an toàn.
  • Có thể thu bớt cá lớn để giảm trọng lượng trong lồng và giảm thiệt hại
  • Thường xuyên treo vui vôi với lượng 2 – 4 kg/10m3 nước ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè để khử trùng và khử chua môi trường nước.

Phòng bệnh và trị bệnh khi nuôi cá lồng

  • Lựa chọn con giống khỏe mạnh, thả cá nuôi với mật độ thích hợp
  • Không làm cá bị xây sát hay trầy xước do đánh bắt
  • Không cho cá ăn thức ăn đã bị ôi thiu
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, cho cá ăn thức ăn sạch tăng cường sức đề kháng cho cá

Tiến hành thu hoạch

nuoi-ca-long

Sau thời gian nuôi 9- 10 tháng, trọng lượng đạt trung bình 0,8 – 1 g/con thì tiến hành thu hoạch

Có thể thu dần hoặc thu toàn bộ một lần

Trước khi thu hoạch cho ăn từ 2 – 3 ngày và ngừng cho ăn

Trên đây là một số chia sẻ về kỹ thuật nuôi cá lồng hiệu quả. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích.

Tóm tắt
Kỹ thuật nuôi cá lồng và phòng chống bệnh cho cá
Tên bài
Kỹ thuật nuôi cá lồng và phòng chống bệnh cho cá
Mô tả
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lồng hiệu quả, giúp bà con quản lý tốt trong quá trình nuôi và xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho bà con
Tác giả
Người up
Kho Máy Bình Minh
Logo