Khái niệm nguyên liệu thay thế trong chăn nuôi chắc hẳn còn khá xa lạ với bà con nông dân. Tuy nhiên, theo như các chuyên gia đây lại là một trong những vấn đề rất được quan tâm và thu hút được nhiều sự quan tâm. Vậy làm sao để lựa chọn đúng cũng như đáp ứng đầy đủ dưỡng chất cho vật nuôi thì ở bài viết này chúng tôi xin phép được chia sẻ.
Ngành chăn nuôi gia cầm được biết đến với đa số nguyên liệu chính trong thức ăn là ngũ cốc bao gồm các loại cám, đậu hạt và khô dầu… Tâm lý của đại đa số bà con là sử dụng các nguyên liệu giá rẻ cũng như tận dụng được nguyên liệu sẵn có. Bởi những loại nguyên liệu thức ăn đắt tiền đôi khi không có sẵn tại tất cả các địa phương và kinh phí của bà con còn hạn hẹp. Tuy nhiên, những nguồn nguyên liệu giá rẻ sẽ có hạn chế như không cho được năng suất cao vì thành phần dinh dưỡng thấp. Do vậy bà con cần bổ sung thêm các nguyên liệu thay thế cho gia cầm. Dưới đây là những nguyên liệu thay thế được các chuyên gia khuyến khích:
Sắn và những phụ phẩm từ sắn
Không chỉ ở Việt Nam mà một số nước ở châu Á và châu Phi cũng thường xuyên sử dụng sắn và cây sắn làm thức ăn cho gia cầm. Đã có những cơ sở sản xuất công nghiêp cho ra mắt các sản phẩm phụ với nhiều xơ và các loại bột sắn để làm thức ăn cho gia cầm. Theo các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm sản phẩm này và kết luận rằng có thể hoàn toàn thay thế cho ngô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gà trong thời kỳ sinh sản mà không hề làm giảm sản lượng cũng như chất lượng của trứng. Hơn thế nữa, khẩu phần ăn chứa bột sắn cho ra năng lượng rất lớn đối với vật nuôi. Ngoài ra, có thể sử dụng sắn ở dạng thái lát hoặc sắn ép viên thay thế cho dạng bột.
Lúa mì lai
Tại các nước trên thế giới đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lúa mì lai. Là một trong những loại ngũ cốc chủ yếu trong chăn nuôi gia cầm với những ưu điểm nổi bật có thế thay thế cho lúa mì ở những nơi thời tiết khắc nghiệt và đất xấu. Các giống lúa mì lai với hàm lượng protein thô cao hơn so với lúa mì, do vậy khi gia cầm ăn khẩu phần ăn có thêm lúa mì lai sẽ giữ lại được nhiều năng lượng dưới dạng protein và chất béo hơn. Việc sử dụng năng lượng trong lúa mì lai ngang với các loại nguyên liệu khác như lúa mì và ngô. Vì vậy, những khẩu phần ăn chứa lúa mì lai có tác dụng rất lớn trong việc tích lũy năng lượng dưới dạng protein nhiều hơn là việc tích lũy dưới dạng chất béo nên sẽ quyết định chất lượng thịt của gia cầm.
Bã bia
Việc sản xuất bia hiện nay đang rất phổ biến ở nhiều nơi do vậy lượng bã bia cho ra cũng rất nhiều, việc tái sử dụng nguồn nguyên liệu này cho việc chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích. Sau khi lên men bia thì phần nước sẽ làm thành bia còn phần bã tươi sẽ chứa chất dinh dưỡng, men và xác vi sinh vật. Các chất dinh dưỡng chủ yếu trong bã bia là protein, hơn 20 loại axit amin khác nhau, carbohydrate, các vitamin (nhất là VTM nhóm B) và khoáng chất.
Việc sử dụng các chất dinh dưỡng của bã bia trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng là một trong những đóng góp quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình chăn nuôi. Trong chăn nuôi, các loại gia cầm khi được ăn thức ăn có chứa Beta – glucan có trong bã bia thì chúng sẽ nhanh lớn, chất lượng thịt ngon hơn và cho ra năng suất cao. Chính bởi những lý do đó càng khẳng định việc dùng bã bia làm thực phẩm thay thế trong chăn nuôi gia cầm là rất ưu việt.
Ngô hạt
Ngô là thực phẩm được trồng phổ biến hiện nay ở hầu hết các vùng miền bởi đặc tính dễ trồng và dễ chăm sóc của nó. Theo như kinh nghiệm của một số bà con chăn nuôi lâu năm khẳng định nếu lấy ngô làm thức ăn chính trong khẩu phần ăn cho gia cầm thì vật nuôi sẽ tăng trưởng nhanh và cho chất lượng thịt tốt dễ bán. Vì trong ngô có chứa thành phần carotene được biết đến là chất tạo màu tự nhiên nên gà sẽ có màu da vàng đẹp. Hơn nữa trong ngô có vị ngọt tư nhiên nên gia cầm rất thích ăn. Ngô chứa rất nhiều vitamin A tốt cho gia cầm, nếu thiếu chất này vật nuôi sẽ chậm lớn còi cọc, dễ bị mắc các bệnh hô hấp, nhiễm trùng gây nên tỷ lệ chết cao. Do vậy công thức chuẩn cho vật nuôi trong khẩu phần thức ăn là ngô chiếm đến 55% còn lại là các chất khác.
Với những lợi ích tuyệt vời từ nguyên liệu ngô cho thấy việc sử dụng ngô làm nguyên liệu thay thế trong khẩu phần thức ăn cho gia cầm là hoàn toàn hợp lý. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của vật nuôi, hạn chế bệnh tật và cho ra chất lượng thành phẩm thịt đảm bảo.
Lưu ý: Đối với những nguyên liệu như ngô hạt, lúa mì có chứa độ ẩm cao cần phải phơi khô hoặc sấy khô nhân tạo giúp bổ sung lượng enzyme góp phần vào việc hỗ trợ tiêu hóa cũng như hiệu suất tăng trưởng của vật nuôi. Mức nhiệt độ sấy khô hợp lý nhất đối với hạt sấy nhân tạo là 90 độ C thì mới có thể đáp ứng tích cực với các enzym của vi sinh vật.
Kết luận
Vấn đề sử dụng các nguyên liệu thay thế trong khẩu phần thức ăn gia cầm nhằm bổ sung thêm lượng enzyme vi sinh vật. Theo như các chuyên gia và các đề tài nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng của thức ăn sẽ được cải thiện qua việc bổ sung enzyme vi khuẩn. Điều quan trọng là cần phải biết được những yếu tố kháng dinh dưỡng trong thành phần thức ăn để lựa chọn các tổ hợp enzyme tốt nhất, phù hợp nhất.