Dê bị viêm phổi, vú sưng mẩy liệu có phải bị nhiễm bệnh tụ huyết trùng?

de-bi-viem-phoi

Dê, cừu xuất hiện các triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng cần phải làm sao?

Bệnh tụ huyết trùng – Dê là động vật chăn nuôi khá dễ ở Việt Nam, với thức ăn từ các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Chi phí thấp nhưng chỉ với vài sơ suất nhỏ trong quá trình chăm sóc cũng kiến dê của bạn bị  mắc bệnh.

Theo nghiên cứu cho thấy, Bệnh tụ huyết trùng (THT) ở dê cừu là một bệnh truyền nhiễm, lây lan mạnh và gây thiệt hại lớn. Bệnh xảy ra quanh năm và xuất hiện trên mọi lứa tuổi, nhưng thường bị nặng nhất khi chuyển mùa. Với những biểu hiện điển hình là viêm phổi, nhiễm trùng máu và viêm vú. Bệnh này do 1 số loại vi khuẩn Pasteurella gây nên, trong nhiễm trùng máu xuất huyết. Loài P. multocida thường gây bệnh, còn viêm phổi loài gây bệnh chủ yếu là P. haemolytica.

Có thể nói đây là 1 dạng vi khuẩn có sức đề kháng yếu với các chất sát trùng

 Với ánh sáng chiếu trực tiếp, sức nóng nhưng lại sống dai dẳng trong nền chuồng. Trong đất trên đồng cỏ lên đến vài tháng, có khi cả năm, hơn nữa vi khuẩn lại có thể sống ở đường hô hấp. Vì vậy khó mà có thể hạn chế xâm nhập cơ thể hay tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. 

anh huong thoi tiet

Mỗi khi thay đổi thời tiết nóng ẩm thất thường, gia súc gặp điều kiện bất lợi. Các tác nhân làm ảnh hưởng làm giảm sức đề kháng. Điển hình như khí hậu, thức ăn thay đổi đột ngột, vận chuyển hay nhiễm ở một bệnh khác và chúng nhân lên rồi gây bệnh.

Khi mới có dấu hiệu dê, cừu bệnh thường có biểu hiện sốt, ủ rũ, bỏ ăn, ho… Ở thể cấp tính dê, cừu sẽ bắt đầu khó thở, thè lưỡi thở và chết. Nếu sống sót, bệnh chuyển sang thể mãn tính làm giảm khả năng hô hấp dẫn đến làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của dê. Việc điều trị rất khó khăn, thường chậm hiệu quả và tốn kém. Vì vậy áp dụng phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp có lợi nhất.

 

Bệnh Tụ huyết trùng ở dê, cừu thường có 3 biểu hiện sau

  • Viêm phổi: con vật thường mệt mỏi, ăn ít, sốt, ho, khó thở. Mũi có chất nhầy trắng, thậm chí khi ho sẽ ra cả dịch nhầy màu vàng quanh mũi. Khi cơ thể gầy và sút cân ở thể này có nguy cơ tử vong cao. Khi mổ, khám sẽ thấy 1 số biểu hiện điển hình như  phổi xẹp. Một số vùng bị đỏ, chứa nhiều dịch nhầy, thể này rất dễ thấy khi đàn đàn dê nuôi nhốt ở mật độ cao, thiếu ánh sáng, ẩm lạnh.

de bị viêm phổi

  • Nhiễm trùng máu: dê sốt cao từ 40 – 41 độ C, ủ rũ mệt mỏi, không ăn ,nằm 1 chỗ chết nhanh. Thể này rất là nguy hiểm khi mổ khám sẽ thấy tim sưng to, trong khoang tim, khoang bụng, khoang ngực có chứa nhiều nước vàng thịt sẫm màu, trên bề mặt phổi xuất huyết nặng.

nhiễm trùng máu ở dê

  • Viêm vú: thường xuất hiện ở dê cái sốt nhẹ, bầu vú sưng to, cứng, đôi khi có mủ. Không cho con bú, không cho vắt sữa.

dê bị viêm vú

Điều trị bệnh

Bà con nên sử dụng kháng sinh sớm và đúng liều sẽ có hiệu quả cao. Có thể dùng các loại kháng sinh như Penicillin kết hợp Streptomycin, Oxytetracyclin hoặc các thuốc sau đây để điều trị bệnh

NAVET PENSTREP loại bột hòa tiêm hoặc dung dịch tiêm.

Đối với dung dịch tiêm: dùng 1,5-2ml/10kg thể trọng/ngày, tiêm vào bắp thịt liên tục trong 3-5 ngày.

NAVET-OXYTETRA 200, loại dung dịch tiêm. Thực hiện tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch.

Liều lượng: Dê, cừu lớn 1ml/20kg thể trọng/ngày.

Dê cừu non: 1ml/10kg thể trọng /ngày.

Dùng liên tục 3-5 ngày. 

Lưu ý: Bà con nên phối hợp điều trị bằng kháng sinh kết hợp với các loại thuốc trợ sức thông thường. Lưu ý trường hợp khó thở, ho nhiều sử dụng thêm thuốc thuốc hạ sốt, long đờm. Chăm sóc và hộ lý tốt vật đang điều trị sẽ giúp phục hồi khỏi bệnh nhanh hơn.

Phòng bệnh Tụ huyết trùng

Đối với bệnh này phòng và trị bệnh rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy áp dụng bằng biện pháp tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất. Ngoài ra nên vệ sinh chuồng trại sách sẽ. Tẩy uế định kỳ bằng các chất sát trùng thông dụng đảm bảo đầy đủ thức ăn phù hợp với dê. Hiện tại ở nước ta có vắc xin THT dê cừu vô hoạt, liều tiêu 2ml dưới da cho dễ cừu khỏe mạnh từ 2 tháng tuổi trở lên. Vắc xin có miễn dịch 6 tháng.

 Nên sử dụng nguồn thức ăn chất lượng, nên lấy những thực phẩm tươi, hoặc có ủ men, tạo nên lợi khuẩn cho dê, cừu. Kết hợp máy nghiền cám, ngô, rau, củ,.. để nghiền thức ăn sau đó phủ trộn vào rau cỏ cho dê ăn.

thức ăn cho dê

Dùng máy ép cám viên để ép các loại cây cỏ sữa cao, dài khoảng từ 1,5 – 2m, bao gồm cả những loại cỏ có lông, ép nhỏ tạo thức ăn mềm mịn giúp dễ dễ ăn và ăn nhiều hơn, có nhiều chất dinh dưỡng. (Tham khảo tại đây)

Trên đây là những giải pháp giúp bà con khắc phục tình trạng bệnh tụ huyết trùng ở dê. Mong bài viết sẽ mang lại những kiến thức  giúp bà con có thể nuôi tốt vật nuôi.