Đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh

Huyện Phù Yên tỉnh Sơn La hiện có trên 50 nghìn con trâu, bò; hơn 40 nghìn con lợn và gần 20 nghìn con ngựa, dê… Với vị trí tiếp giáp với các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Yên Bái và Hòa Bình, việc trao đổi, buôn bán có nhiều điểm thuận lợi, song cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Nhằm đảm bảo phát triển chăn nuôi một cách bền vững, lãnh đạo huyện đang quan tâm chỉ đạo người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

TÌnh hình dịch bệnh

nuôi nghé

Trong hai năm trở lại đây, dịch tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục trên trâu, bò đã bùng phát tại 24/27 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Công bố chính thức chỉ ra có trên 100 ổ dịch lớn, nhỏ gây ra thiệt hại không nhỏ cho các hộ chăn nuôi địa phương. Ở thời điểm dịch bệnh bùng phát, bởi chưa có sẵn vắc-xin phòng bệnh nên đã phải tiến hành tiêu hủy khoảng 100 tấn vật nuôi.

Lãnh đạo huyện Phù Yên đã chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền phối hợp cùng các địa phương nhanh chóng cách ly vật nuôi nhiễm bệnh, tiến hành phun khử trùng tại các khu vực phát hiện có dịch bệnh. Đồng thời điểm, chỉ đạo thành lập ra các chốt kiểm dịch động vật nhằm theo dõi, quản lý chặt chẽ quy trình chăn nuôi.

tiêm vắc xin cho trâu bò

Bằng những biện pháp ngăn chặn kịp thời, quyết liệt kết hợp với chiến dịch tiêm vắc-xin, tình hình dịch bệnh từ đầu năm 2022 đến nay đã giảm đáng kể. Trên toàn huyện đã không còn xuất hiện ổ dịch lợn. Khối lượng vật nuôi đem đi tiêu hủy chỉ còn khoảng 5 tấn, giảm 95% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ngoài ra, từ đầu năm nay, trung tâm Dịch vụ nông nghiệp của huyện đã hướng dẫn người dân phun khử trùng, tiêu độc trên 50 nghìn m² chuồng trại; tiêm trên 20 nghìn mũi vắc-xin phòng tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục trên trâu, bò,…

Chia sẻ của lãnh đạo và người dân

tiêm vắc xin cho trâu bò

PGĐ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp của huyện chia sẻ: “Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên địa bàn huyện nhằm tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền người dân chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Những điểm có dịch bệnh nhỏ, lẻ đã nhanh chóng được kiểm soát, dập dịch kịp thời. Thời điểm giao mùa thường là thời điểm dịch bệnh phát triển mạnh nhất, nên chúng tôi đang vận động bà con nhân dân chủ động tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất”.

Gia đình anh Hoàng, xã Tường Tiến có trên 20 con bò, nên gia đình anh luôn chủ động trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Anh chia sẻ: Hiện nay, đàn gia súc chủ yếu được nuôi nhốt nên vừa thuận lợi chăm sóc và theo dõi, vừa có thể phát hiện sớm dịch bệnh nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Tiêm đủ vắc xin cho vật nuôi khi có thông tin dịch bệnh diễn biến phức tạp. Nhờ vậy, đàn bò nhà tôi phát triển tốt mà không bị thiệt hại do dịch bệnh.

Biện pháp ứng phó với mùa đông

ủ chua cỏ voi

Trước khi bước vào mùa đông, các địa phương đã hướng dẫn bà con nhân dân dự trữ thức ăn chăn nuôi. Trong đó, sử dụng phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp như rơm, rạ sau vụ gặt, hoặc thân cây ngô đem đi băm nhỏ bằng máy băm cỏ 7TA rồi kết hợp với phương pháp ủ chua nhằm bảo quản thức ăn cho gia súc. Đồng thời, cho mở rộng thêm 20 ha diện tích trồng cỏ voi VA06, nâng tổng diện tích trồng cỏ voi VA06 của toàn huyện lên trên 150 ha, bảo đảm nguồn cung thức ăn cho đàn vật nuôi.

Chủ tịch UBND xã Tân Lang, ông Đinh Văn Hiến cho biết: UBND xã đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông của xã phối hợp với ban quản lý các bản, làng hướng dẫn các hộ nông dân xây dựng chuồng trại chăn nuôi bảo đảm đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, cách xa khu nhà ở, gắn với thực hiện chỉ tiêu số 17 về môi trường trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi vào mùa đông. Thực hiện tiêm vắc xin định kỳ để phòng chống dịch bệnh… Nhờ vậy, đàn vật nuôi phát triển tốt, tình trạng dịch bệnh không còn xảy ra.  

phun khử trùng

Chỉ đạo kịp thời

Hiện nay, huyện Phù Yên tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, phối hợp với các địa phương rà soát, đăng ký số lượng đàn vật nuôi thuộc diện cần được tiêm phòng. Chỉ đạo thường xuyên bám sát, kịp thời phát hiện và xử lý các ổ dịch ngay khi có dấu hiệu. Chủ động trước những diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo nguồn thức ăn, bảo vệ tốt đàn vật nuôi, giúp người dân nâng cao thu nhập từ chăn nuôi.

Tóm tắt
Đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
Tên bài
Đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
Mô tả
Nhằm đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, lãnh đạo huyện đang chỉ đạo người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Tác giả
Người up
Kho Máy Bình Minh
Logo