I. Công dụng của quế đối với sức khỏe
1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Quế tốt cho tim mạch vì cung cấp các chất chống oxy hóa, giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm cân giảm áp lực lên hệ thống tim mạch. Từ đó cho thấy quế góp phần giảm các nguy cơ yếu tố tim mạch.
Cinnamaldehyde và axit cinnamic có trong thành phần dinh dưỡng cây quế giúp bảo vệ hệ tim mạch. Mức cholesterol tăng cao là nguyên nhân chính xơ vữa động mạch, mắc những bệnh về tim. Do đó, bạn có thể sử dụng quế và mật ong để giảm nguy cơ về bệnh tim mạch bằng việc điều chỉnh mức cholesterol.
Mật ong có thể làm giảm cholesterol LDL (xấu) xuống 6%, chất béo trung tính giảm 11% và tăng cholesterol HDL (tốt). Quế cũng có vai trò giảm mức cholesterol toàn phần.
2. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Một số hợp chất của quế cũng được chiết xuất để điều chế thuốc chống ung thư. Các hoạt động chống tăng sinh của quế có thể có hiệu quả chống lại các tế bào bệnh bạch cầu…
Nghiên cứu cho thấy Cinamomum cassia là một loại thuốc chống ung thư rất tiềm năng. Các thành phần của quế đang được nghiên cứu rộng rãi trong ung thư vú, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng.
Khảo sát năm 2010 chỉ ra rằng chiết xuất từ nước của vỏ cây Cinnamomum cassia có thể thay đổi động học phát triển của dòng tế bào ung thư cổ tử cung.
4. Chống cảm lạnh, đầy hơi
Quế cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể (sắt, canxi, mangan). Tăng cường miễn dịch giúp chống lại bệnh lây nhiễm như cảm cúm, cảm lạnh, hỗ trợ đường hô hấp thông thoáng trong bệnh cảm.
Quế có thành phần chống oxy hóa giúp làm dịu cơn đau bụng giảm chướng bụng cho chứng đầy hơi, chứng khó tiêu. Quế hỗ trợ tiêu hóa vì làm giảm khí gas trong dạ dày.
Việc sử dụng quế trong các bữa ăn bằng cách thêm quế vào món ăn hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa vì giúp giảm bớt lượng khí gas trong dạ dày. Tác dụng của quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá và chứng đầy hơi.
5. Tăng cường hiệu suất cho não
Nghiên cứu tại Trung tâm Healthspan của Anh, cho thấy rằng tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ của 1 protein trong điều trị Alzheimer. Quế có khả năng làm tăng sản xuất Natri benzoat trong não, hợp chất Natri benzoat tác động trực tiếp lên vùng hải mã đây là khu vực liên quan đến trí nhớ và học tập.
Quế đóng vai trò như một loại thuốc bổ giúp kích thích hoạt động não bộ, làm giảm sự căng thẳng của thần kinh, giảm suy giảm trí nhớ. Quế có hương thơm giúp tăng khả năng tập trung, tăng nhận thức, tăng sự nhạy bén và cải thiện trí nhớ.
6. Kiểm soát lượng đường trong máu
Theo nghiên cứu vào năm 2014, quế giúp hạ đường huyết ở chuột bị tiểu đường, cho thấy hoạt chất trong quế có tiềm năng hạ glucose trong huyết tương. Ngoài ra quế còn giảm bớt một số biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Chiết xuất từ quế có khả năng tăng cường lưu trữ lipid trong tế bào mỡ giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2 do béo phì. Uống trà quế giúp giảm lượng đường đáng kể. Đồng thời cải thiện lưu thông máu trong tử cung, thúc đẩy tái tạo mô.
Quế còn giúp giảm lượng đường huyết sau bữa ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường.
Bột quế còn giúp tăng độ nhạy insulin giảm đường trong máu, giảm hiệu quả lượng đường trong máu nhờ kích thích enzyme giải độc.
7. Giảm đau do chứng viêm khớp
Thành phần cinnamaldehyde trong quế có tác dụng giảm đau do viêm khớp, phù chân. Viêm khớp dạng thấp ở người cao tuổi sau khi sử dụng quế đã giảm triệu chứng của bệnh. Báo cáo khoa học năm 2017, chiết xuất ethanol từ vỏ cây quế cho thấy cải thiện tình trạng bệnh gút và viêm.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy quế có tác dụng giảm viên ổn định, mặc dù cho tác dụng chậm nhưng bền vững. Cho tác dụng tốt nhất trong trường hợp khớp ít tổn thương.
Pha hỗn hợp uống như sau: 1 thìa cà phê bột quế và 1 thìa mật ong. Uống vào mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp hiệu quả, có khả năng đi lại bình thường sau khoảng 1 tháng sử dụng.
Chống lão hóa, thư giãn cơ bắp
Trong quế chứa các thành phần có khả năng chống oxy hóa giúp cơ thể có thể chống lại sự lão hóa của tế bào. Xoa bóp với dầu quế hỗ trợ giảm cơ sau hoạt động thể thao, giảm viêm mạnh, giảm cứng cơ, khớp. Vào buổi sáng uống dung dịch gồm 1/2 thìa cà phê bột quế và 1 thì cà phê mật ong để giảm cơn đau khớp.
8. Giúp lưu thông máu trong cổ tử cung
Tác dụng tiếp theo của cây quế đó là cải thiện chức năng tuần hoàn máu trong tử cung để thúc đẩy tái tạo mô. Việc này hỗ trợ giảm lượng máu cung cấp trong chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời duy trì về khả năng sinh sản và sức khỏe tốt của trứng.
Ngoài ra, quế cũng giúp cho lưu lượng máu đến tử cung trong thời kỳ mang thai ổn định, duy trì lượng máu qua dây rốn để đem lại sức khỏe tốt cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
9. Hỗ trợ tốt bệnh thoái hóa thần kinh
Cây quế có một lợi ích tốt về hướng thần kinh, giúp hình thành nên tế bào thần kinh mới trong não và sự tồn tại của tế bào thần kinh hiện có. Trong đó, Cin có trong quế có thể chuyển hóa thành chất natri benzoat (NaB). Chất NaB có vai trò quan trọng trong Y học vì hỗ trợ tăng các chức năng thần kinh. Đặc biệt là những người mắc bệnh Alzheimer hay chứng mất trí nhớ.
II. Công dụng của quế đối với sắc đẹp
1. Giúp giảm nguy cơ béo phì
Quế không chỉ có tác dụng giúp lượng đường trong máu ổn định mà còn giảm cholesterol, huyết áp và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường. Với bệnh tiểu đường typ 2 và tiền đái tháo đường, cây quế giúp lượng đường không tăng cao sau bữa ăn. Bên cạnh đó, khả năng tiêu thụ đường trong tế bào và đường huyết được điều hòa ổn định sau khi sử dụng quế.Theo như Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp (NCCIH), cây quế không có công dụng giảm glucose hay glycosylated hemoglobin A1c. Đây chỉ là biện pháp để kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài của người bệnh tiểu đường.
Béo phì đi kèm với các bệnh hội chứng chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường. Giảm cân bằng quế là một trong những giải pháp được nhiều người áp dụng. Quế chứa lượng lớn pulyphenol giúp thúc đẩy giảm cân, tăng trao đổi chất cũng như phá vỡ liên kết peptit trong cơ thể.
Hợp chất hydroxycinnamaldehyde có trong quế có khả năng ngừa viêm và ngăn chất béo tích tụ trong máu giúp giảm mỡ bụng, hạ cholesterol trong máu, phòng bệnh tim mạch, mỡ máu.
Sử dụng bột quế trong thức uống hằng ngày sẽ giúp cân nặng được cải thiện. Bên cạnh đó, quế cũng giúp ngăn ngừa béo phì, tăng sức đề kháng và kiểm soát cân nặng hiệu quả.Có thể
kết hợp với quế trong nhiều thức uống giảm cân như quế mật ong, quế chanh, quế và gừng…
2. Ngừa sâu răng, sạch miệng
Thành phần trong bột quế có vai trò gây ức chế và kiểm soát loại vi khuẩn gây ra tình trạng sâu răng và hôi miệng là vi khuẩn Listeria và vi khuẩn Salmonella. Với khả năng chống lại vi khuẩn, quế còn được sử dụng như một chất bảo quản cho thực phẩm, mỹ phẩm.
Kết hợp pha 1 thìa cà phê bột quế và 1 thìa cà phê mật ong, dùng để súc miệng vào mỗi sáng để giúp bảo vệ răng miệng sạch sẽ và hơi thở thơm tho.
3. Hỗ trợ điều trị nấm da chân, khử mùi hôi
Nấm da chân là bệnh ngoài da bàn chân bị nhiễm nấm thường xuất hiện nấm đầu tiên ở giữa các ngón chân và lan ra cả bàn chân gây ngứa rát khó chịu. Tinh dầu quế được dùng trong điều trị nấm da chân vì đặc tính làm sạch của nó. Thành phần chính của quế là Cinnamaldehyde có hoạt động mạnh trên nấm và vi khuẩn, chống nhiễm trùng hiệu quả.
Mùi thơm của quế còn giúp khử mùi hôi tại nhà với cách làm rất đơn giản. Pha quế bằng cách bỏ quế vào đun sôi với nước mùi hương quế sẽ lan tỏa trung hòa mùi hôi. Dầu quế dùng để lau sàn nhà, lau tường, bàn ghế giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc gây ra bởi nấm mốc.
4. Hỗ trợ trị mụn trứng cá
Đắp mặt bằng bột quế kháng lại vi khuẩn gây mụn trứng cá, giảm tình trạng mặt bị mẩn đỏ. Dầu quế có khả năng ngăn ngừa mụn lây lan, làm sáng da, loại bỏ các loại mụn nước. Ngoài ra quế còn thúc đẩy tăng sinh collagen cho da.
Pha hỗn hợp đắp mặt gồm 1 thìa bột quế và 3 thìa mật ong. Thoa lên vùng da bị mụn và rửa sạch bằng nước ấm. Tuy nhiên, quế có khả năng làm mòn da nếu sử dụng một cách lạm dụng.
Để sử dụng quế dễ nhất thì thường ta phải dùng máy nghiền để nghiền quế thành bột để tiện cất trữ và sử dụng khi cần.