Tái đàn chăn nuôi – Sức ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới
Dưới áp lực của nền nhiệt thế giới, sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Covid 19, kèm theo cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Trong khoảng đầu năm 2022 giá cả của tất cả mặt hàng đều tăng chóng mặt. Đẩy những người nông dân vào thế khó. Việc lựa chọn có nên tái đàn để tiếp tục chăn nuôi vẫn còn nan giải.
Giá thức ăn vẫn luôn bất ổn, nhập khẩu ngũ cốc từ nước ngoài ngày tăng lên. Giá thành thức ăn là nỗi lo lớn nhất với bà con nông dân. Sức ảnh hưởng mạnh mẽ ấy đã khiến không ít bà con phải đao đứng, bán tháo cũng không xong.
Thông tin tích cực đến từ Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc đưa ra vào ngày 5/8/2022. Tính đến tháng 7/2022 giá lương thực, thực phẩm trên toàn cầu đã giảm so với tháng trước đó và đây là tháng thứ 3 liên tiếp giảm.
Chỉ số giá lương thực và thực phẩm trong tháng 7 đã giảm 13,4% còn 140,9% so với mức 154,3% tháng trước. Trên thực tế, các chỉ số giá xăng dầu, dầu thực vật, sữa thịt, đường và ngũ cốc đều hạ nhiệt.
Tuy nhiên, việc có hay không tái đàn thì vẫn phải chờ diễn biến thị trường
Hiện tại giá lương thực, thực phẩm giảm nhưng so với cùng kỳ năm 2021 vẫn rất cao. Đầu ra khó nhằn, thị trường nước ngoài không tiêu thụ, thị trường nội địa lại đầy cạnh tranh.
Ở nhiều địa phương, các hộ chăn nuôi đã dần đổi cách thức chăn nuôi từ công nghiệp sang nông nghiệp thủ công. Thay thế các loại thức ăn cám bã bằng nguyên liệu thô tự sơ chế. Thế nhưng từ giờ đến cuối năm các hộ chăn nuôi chưa nên tính đến tái đàn nếu tài chính và nguồn lực đủ tốt.
Với hộ chăn nuôi của anh Thao trú tại xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Hiện tại gia đình anh đang nuôi hơn 10 con lợn nái và gần 50 lợn thịt. Khi hỏi anh về giá cả của thức ăn tăng như vậy ảnh hưởng đến việc chăn nuôi của anh nhiều không.
Anh Thao không ngần ngại chia sẻ: “Thực sự rất khó khăn, trước đây đàn lợn nhà tôi 1 ngày ăn 2 bữa chính kèm 1 bữa phụ nhưng những tháng gần đây thì tôi vừa phải bỏ bữa phụ mà còn phải cắt giảm bớt thức ăn bữa chính. Giá cám tăng cao quá, cái gì cũng sợ”
Như thấy ở đây trong trang trại của gia đình anh vẫn đang có 2 đàn lợn con mới tách. Anh chia sẻ do lúc giá cả chưa bất ổn, gia đình vẫn nhân rộng giống vật nuôi, cứ ngỡ cuối năm giá sẽ tăng, thế nhưng đến thời điểm hiện tại thì lại là nỗi lo chưa hề bình ổn.
Bấp bênh giữa sự đưa đẩy của thị trường
Đi kèm với sức nóng thị trường giá cả chăn nuôi, làn sóng của việc Việt Nam sản xuất ra vắc xin phòng bệnh dịch tả Châu Phi. Nhiều người chăn nuôi đã yên tâm phần nào thế nhưng chính vì điều đó mà ồ ạt tái đàn. Và đây chính là lý do khiến giá bán gia súc, gia cầm lại tụt giảm.
Chi phí thức ăn thì tăng cao mà giá thì lại giảm. Người nông dân phải làm thế nào?
Những khó khăn ấy cần lắm sự vào cuộc của các cấp chính quyền, giúp bình ổn lại giá, giảm bớt gánh nặng cho người dân.
Khuyến khích người dân sử dụng nguyên liệu thô thay thế cám bã cho vật nuôi. Sử dụng các loại hạt ngũ cốc tự nhiên như ngô, khoai, đỗ tương, rau, cua, ốc,.. phối trộn cho vật nuôi.
Đẩy mạnh việc canh tác nông nghiệp trồng các loại cỏ voi giàu dinh dưỡng, thu nhập nguồn thức ăn sẵn có tại các địa phương làm thức ăn nông nghiệp. Các nguyên liệu nên trải qua quá trình nghiền ép sẽ dễ dàng cho việc tiêu hóa của vật nuôi.
Đối với các trang trại vừa, lớn đã đồng loạt chuyển sang mô hình tự làm thức ăn chăn nuôi. Bằng cách thu nhập nguồn nguyên liệu sau đó mang đi phối trộn. Nghiền ép bằng các máy móc hỗ trợ như máy băm cỏ, máy ép cám, máy nghiền khô,..
Máy băm cỏ công ty Bình Minh
Chi tiết hơn về cách làm nguyên liệu
- Đối với lợn, gà: sử dụng các loại máy ép cám viên phù hợp với nguồn điện gia đình. Cho các loại nguyên liệu thô phối trộn nằm trong độ ẩm từ 15 – 20%, sau đó mang ra nghiền thành cám. Với sức nóng của việc chạy động cơ máy. Thức ăn sẽ được làm chín trong khoảng nhiệt độ nhất định có độ ấm từ 50 – 60 độ C.
Máy ép cám viên S200 của công ty Bình Minh
- Đối với bò, dê, cừu: hầu hết với những vật nuôi này chủ yếu sẽ ăn cỏ nhiều. Chính vì vậy sử dụng các dòng máy băm cỏ để băm nhỏ nguyên liệu, ủ thêm ngô làm thức ăn vỗ béo cực hiệu quả cho bò, dê, cừu.
Máy băm cỏ 7TA của công ty Bình Minh
- Đối với cá, chim: hoàn toàn có thể sử dụng máy ép cám nổi để tạo thức ăn nổi cho chúng. Nguồn dinh dưỡng cung ứng hoàn toàn có thể tự điều chỉnh.
Máy đùn viên thức ăn chăn nuôi 80K
- Công thức phối trộn cám ép tùy thuộc nguồn thức ăn của mỗi gia đình tại địa phương. Công thức chung phối trộn 80% nguyên liệu thô với 20% độ ẩm của rau, cua, cá. Tùy thuộc vào sự thích ứng thức ăn của vật nuôi mà phối trộn.
Hiệu quả mang lại
Bằng công thức phối trộn như trên hiệu quả trên mỗi con giống sẽ đạt mức tăng trưởng rất cao. Chính vì không có phụ phẩm như thức ăn công nghiệp nên sức đề kháng cực kỳ tốt.
Dòng thức ăn khi tự làm đều từ các nguyên liệu tươi, không chất bảo quản. Khi nghiền ép sẽ lấy hết toàn chất dinh dưỡng lên đến 98%.
Thay đổi hương vị thức ăn thường xuyên hơn cho vật nuôi. Mang lại cảm giác mới lạ kích thích vật nuôi tăng trưởng.
Giá thành rẻ hơn so với thức ăn công nghiệp tới 40%. Không cần phải lo về chi phí vận chuyển.
Tăng gia sản xuất tại địa phương, bảo vệ môi trường. Tiêu thụ những thực phẩm của địa phương và giảm được vận chuyển thực phẩm từ xa đến. Tránh những tác động xấu của giao thông đến môi trường.
Bằng những phương pháp nêu trên, việc cân nhắc tái đàn vật nuôi sẽ dễ dàng hơn cho người chăn nuôi.
Dưới đây là Video chi tiết về máy ép cám viên, ép thức ăn cho gà tại hộ chăn nuôi tại Thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội