Các bệnh thường gặp ở chim bồ câu – phòng và điều trị bệnh

Chim bồ câu là loài chim phổ biến ở nước ta và cả trên thế giới. Chúng rất gần gũi với con người, dễ huấn luyện và thịt chim cũng là thức ăn bồi bổ sức khỏe rất tốt. Vậy các bệnh ở chim bồ câu thường gặp là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu phương các triệu chứng và cách điều trị bệnh cho chim bồ câu nhé.

Bệnh viêm đường hô hấp

Bệnh này tồn tại ở hai thể:

Thể cấp tính:

Thường xuất hiện ở chim non, với triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi, khó thở. Sau đó, miệng và mũi chim sẽ bị viêm hoại tử, chả dịch nhầy trắng, có màng giả. Sau 7 – 10 ngày chim bị chết.

Thể mạn tính:

Thể mạn tính thường xảy ra ở chim trưởng thành. Có các triệu chứng nhẹ hơn ở thể cấp tính.Cần theo dõi thưởng xuyên để phát hiện và cách ly điều trị sớm. Bệnh viêm đường hô hấp hiện chưa có thuốc điều trị. Do đó, phòng bệnh là việc rất quan trọng. Cần vệ sinh phòng bệnh chuồng trại và khu vực chăn nuôi theo định kỳ. Có thể phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin Herpes virus cho chim.

Bệnh giun 

Có thể tẩy giun bằng cách trộn thuốc chung với thức ăn cho chim ăn: Trộn Piperazin adipat với tỉ lệ 0,3g/kg thể trọng với thức ăn, giun sẽ được đẩy ra ngoài sau 3 – 5 giờ. Trộn Mebendazol với liều dùng 0,1g/kg thể trọng, chia làm 2 lần trộn chung với thức ăn, giun sẽ được đẩy ra ruột sau 4 – 6 giờ.Phòng bệnh bằng cách thực hiện vệ sinh chuồng trại cho chim. Tẩy giun cho toàn chim định kỳ 4 – 6 tháng/lần.

Benh giun

Bệnh cầu trùng

Các triệu chứng của bệnh như: phân lỏng, có nhiều dịch nhầy và đôi khi có màu sô-cô-la. Bệnh cầu trùng thường xuất hiện ở chim bồ câu non từ 1 – 4 tháng tuổi.Điều trị: Sử dụng các hóa dược đặc hiệu như: Coccistop, Esb3, Grigecoccin, Sulfamer-azin,… theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Bệnh thương hàn

Đây này là bệnh chung của bồ câu, ngan, vịt, gà, ngỗng với các triệu chứng viêm ruột, ỉa chảy.

Nguyên nhân

Bệnh này do vi khuẩn Salmonella gallinarum và S.enteritidis gây ra. Ở nhiệt độ 60 độ, vị khuẩn sẽ bị diệt trong 10 phút, Ở dưới ánh sáng mặt trời, vi khuẩn sẽ bị diệt trong 24 giờ. Nếu đặt trong bóng tối, vi khuẩn có thể tồn tại trong 20 ngày.

Triệu chứng

Bồ câu nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa, thời gian ủ bệnh là 1 – 2 ngày. Các triệu chứng biểu hiện ra: ít hoạt động, kém ăn, uống nước nhiều. Chim thường thở gấp, đứng im ở một chỗ, ỉa chảy ra phân màu xanh hoặc xám vàng. Đến giai đoạn cuối, phân chim sẽ có lẫn máu. Sau 3 – 5 ngày là chim chết.

benh thuong han

Đặc điểm dịch tễ

Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, còn lây qua trứng khi chim mẹ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, bồ câu cũng bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà khi nuôi cùng một môi trường và chuồng trại.

Điều trị

Thực hiện cách ly những con bị bệnh và vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.Thuốc điều trị: Phối hợp hai loại thuốc với liều dùng Tetracyline 50mg/kg thể trọng và Bisepton 50mg/kg thể trọng. Có thể pha thành dung dịch cho chim uống trực tiếp trong 3 – 4 ngày.Thuốc trợ sức: Cho uống thêm các loại vitamin như B1, C, K.

Bệnh giả lao

Nguyên nhân

Bệnh giả lao do vi khuẩn Yersinia pseudotuberculosis. Vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ 37 độ C và môi trường peptone, thạch máu có thêm axitamin.Loại vi khuẩn này có thể bị diệt một cách dễ dàng ở nhiệt độ 60 độ C, dưới ánh sáng mặt trời hoặc làm khô.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ trong 1 – 2 ngày. Biểu hiện của chim bị bệnh là thân nhiệt tăng, bỏ ăn, khó thở, đứng ủ rũ, mắt nhắm, chảy nước mắt, nước mũi, niêm mạc tụ huyết đỏ sẫm. Chim bị ỉa chảy, phân ra có màu xanh vàng.Kể từ khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, bệnh phát triển rất nhanh, chim chết sau 2 – 4 ngày.

Đặc điểm dịch tễ

Bệnh giả lao thường phát ra và lây lan trong thời tiết lạnh, ẩm ướt. Giai đoạn dễ mắc bệnh là bồ câu non dưới một năm tuổi.

Benh gia lao

Điều trị

Bệnh này phát triển rất nhanh, khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thì chim đã bị bệnh rất nặng và khó chữa. Vậy nên, điều trị thường ít có hiệu quả.Cần cho chim ăn sạch, uống sạch, vệ sinh chuồng trai chăn nuôi và tiêu độc định kỳ. Cách ly những con chim bị bệnh để tránh lây nhiễm cho cả đàn.Thuốc điều trị: Phối 2g Kanamycin và 2g Tetracyclin với nhau, pha cùng 1 lít nước, rồi cho đàn chim uống liên tục trong 3 – 4 ngày. Thuốc trợ tim mạch: Pha vào nước uống hoặc thức ăn của chim các loại vitamin B1, K, A, D, E để tăng sức đề kháng cho chim.

Bệnh đậu

Nguyên nhân

Do virus thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus gây ra. Virus có thể tồn tại hàng năm trong nhiệt độ lạnh, ẩm. Virus sẽ chết sau 8 phút ở nhiệt độ 60 độ.

Triệu chứng

Virus tạo ra các nốt sùi đặc trưng của bệnh đậu xung quanh các bao lông và niêm mạc miệng, vòm khẩu cái. Đầu tiên các nốt mụn có màu đỏ. Sau đó, mọng mủ chuyển màu trắng, vỡ ra, chảy dịch vàng, để lại nốt loét trên niêm mạc hoặc trên da, đóng vẩy màu nâu.

Các mụn đậu lan tiếp đến niêm mạc mắt, sưng to rồi vỡ ra, làm nổ mắt chim bị bệnh.

Bệnh nguy hiểm khi mụn phát triển ở phế quản phổi, gây viêm phổi cấp. Một số trường hợp xâm nhập đường tiêu hóa, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột. Đối với chim bệnh có biến chứng ở hô hấp hoặc tiêu hóa sẽ phát nặng và tỉ lệ chết là 100%.

Dịch tễ học

Ở tất cả các lứa tuổi chim đều có thể mắc bệnh, nhưng chim non 1 – 6 tháng bị nhiễm bệnh nhiều hơn.

Benh dau

Điều trị

Bệnh đậu hiện chưa có thuốc điều trị. Có thể bôi một số hóa dược như Methylene bule lên mụn đậu hàng ngày để chống nhiễm khuẩn, và dùng kháng sinh để điều trị cho chim bệnh có triệu chứng hô hấp do nhiễm khuẩn.

Điều trị:

Tiêm hoặc pha nước uống cho chim bằng một trong hai kháng sinh sau:

Tiamulin: 10mg/kg thể trọng tiêm vào bắp thịt hoặc 1g pha trong 1 lít nước cho uống trong 3 – 4 ngày.

Oxytetracyclin: 20mg/kg thể trọng, tiêm vào bắp thịt trong 3 -4 ngày.

Ngoài ra, cho chim uống thêm các loại vitamin như B1, C, A, D.

Trên đây là các bệnh ở chim bồ câu thường gặp. Hy vọng bào viết sẽ giúp ích cho bà con.

Bà con có thể tham khảo thêm các dòng máy ép cám viên để tự chế biến thức ăn tại nhà cho chim.