Các mô hình trồng cây ăn quả những năm gần đây đã và đang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Làm giàu từ chính mảnh đất quê hương là con đường mà nhiều người dân đang chọn. Qua bài viết này, Bình Minh mong bà con có thêm một cái nhìn tổng quát hơn về kỹ thuật ươm trồng và chăm sóc nho, qua đó vững bước trên con đường làm giàu nhờ trồng trọt.
Kỹ thuật ươm trồng nho
Việc lựa chọn giống nho cần căn cứ vào đặc tính khí hậu,thổ nhưỡng của từng khu vực . Tốt nhất nên chọn các giống nho ít sâu bệnh hại, thích hợp với khí hậu, đất đai tại địa phương, kết hợp ươm với các gốc ghép. Số lượng cây ươm cần căn cứ vào khoảng cách giữa các gốc trên mỗi mẫu ruộng. Khi ươm mầm, ta thường dự trù tăng hơn khoảng 5% để có tác dụng bổ sung cho năm sau.
Đào rãnh ươm cây
Khi đã thiết kế quy hoạch rãnh ươm cần dựa vào khoảng cách các gốc để tính ra vị trí đặt rãnh. Rãnh ươm cần sâu, rộng 40 – 60cm dựa vào chất lượng đất tốt hay xấu. Khi đào rãnh ươm mầm cần lần lượt cho đất trên mặt và đất lõi vào hai bên. Đáy rãnh lót 10cm các loại rơm, cành hoa màu như thân ngô, rơm lúa mạch, phía trên dùng phân hữu cơ nông nghiệp (650m2 dùng trên 5.000kg) rồi trộn với đất trên mặt và lấp đầy rãnh, dùng đất lõi kè 2 bên bờ rãnh, tưới nước rồi trồng.
Thời kỳ và phương pháp trồng
Thời kỳ ươm trồng nho chủ yếu là 2 mùa xuân, thu. Mùa xuân khi nhiệt độ >10°C, mùa thu tiến hành khi cây con ngừng sinh trưởng vào tháng 11 – 12. Nhiệt độ lý tưởng cho mầm luôn xanh tốt và tập trung dinh dưỡng là 15 – 20°C.
Thông thường giữa điểm đặt cây cần đào sâu nhất. Đào một hố rộng 30cm, đặt cây vào giữa lòng hố để rễ phân bố đều rộng xung quanh rồi lấp dần từng lớp đất lên, đồng thời dùng tay nhẹ nhàng nhấc cây lên để rễ được phát triển thoải mái. Ngọn mầm cần cao hơn mặt đất 3 – 4cm và hơi nghiêng lên giá trên rồi tưới nước cho cây. Đợi đến khi khô nước dùng màng phủ lên rãnh ươm cây. Sau đó, dùng đất áp chặt hai mép màng che cho chặt. Khi mầm chui qua lỗ màng vươn ra ngoài thì dùng đất ẩm phủ chặt ở miệng màng che để tăng cường nhiệt độ, giữ ẩm, nâng cao tỷ lệ sống sót.
Quản lý và chăm sóc cây nho
Năng suất nho năm sau được quyết định bởi phương thức chăm sóc và quản lý ngay tại năm đầu. Dưới đây là phương thức chăm sóc nho trong cả năm trên giá 2 chữ Thập kiểu V.
Bắc giá, lên giá đúng lúc
Khi xây vườn vào mùa đông – xuân cần căn cứ vào khoảng cách giữa hàng và các gốc để tiến hành bắc giàn kịp thời. Khi ngọn mới dài hơn 20cm thì cần quấn trên cành tre để tránh gió thổi gãy ngọn. Sau khi cho ngọn mới lên giá thì cần được quấn cẩn thận trên giá. Giữ khoảng cách giữa các dây leo, cành để lá không bị chồng chéo lên nhau. Không được để cành dây đung đưa theo gió rất dễ gây gãy ngọn.
Những chồi mới từ cành chiết quấn trên thanh tre rồi dùng dao cát vỏ bọc nylon. Chú ý không được cắt thủng lớp màng bọc bên ngoài miệng vết chiết, nếu không sẽ rất dễ bị gãy ở miệng vết chiết.
Chăm sóc dây chính
Ngọn mới mọc dài từ 15 – 20cm thì chỉ giữ lại 1 ngọn mới. Những ngọn còn lại ngắt đi và chỉ nuôi duy nhất 1 ngọn chính.
Chăm sóc 4 dây chính:
Khi ngọn mới mọc đến cách mặt giá đỡ khoảng 30cm, ngắt ngọn ở vị trí dưới giàn 40cm, hình thành 2 dây chính. Giữ một ngọn chính dày, ngắn mọc được khoảng 30cm. Tiến hành ngắt ngọn ở vị trí dưới mặt giàn 20cm trong cùng 1 ngày với cùng một độ cao, hình thành 4 dây chính.
Chú ý sau lần ngắt ngọn đầu tiên thì 2 dây chính sẽ có ngọn mọc nhanh, ngọn mọc chậm, độ cao không đồng đều. Cần tiến hành ngắt trong cùng 1 ngày, cùng một độ cao để sau lần ngắt ngọn thứ 2 sẽ hình thành 4 dây chính và sinh trưởng đồng đều nhau. 4 dây chính được quấn kỹ trên giá.
Sau khi cho lên giàn thì ta đợi đến khi 1 ngọn ngắn nhất trong 4 ngọn mọc được trên 6 lá, 4 dây chính trong cùng 1 ngày trên mặt giá đều có trên 6 lá, ngọn phụ trên đỉnh cũng mọc trên 6 lá. Khi đó, ta tiến hành ngắt ngọn 4 ngọn chính mọc trên 6 lá.
Nếu 4 ngọn chính có độ dài ngắn không đều nhau thì có thể ngắt ngọn mọc dài nhất trước. Ngọn mọc chậm hơn thì có thể ngắt ngọn muộn hơn, nhưng khoảng thời gian không được quá dài. 10 – 12 đốt ngọn mới trên mặt giàn sẽ là cành mẹ ra quả. Sau đó lại ngắt ngọn của những ngọn mới ra 4 – 6 lá. Cứ làm như vậy 2 – 3 lần cho đến tháng 9, tất cả các ngọn phụ đều được ngắt ngọn.
Chăm sóc hai dây chính:
Ngọn mới sau khi mọc đến vị trí cách mặt giá 10cm thì ngắt ngọn xuống còn cách mặt giá 20cm, hình thành 2 ngọn chính, khi mọc đến mặt giá thì quấn lại. 2 dây chính trên mặt giá cần đợi đến khi một dây chính mọc được hơn 6 lá, tiến hành ngắt ngọn trong cùng 1 ngày đối với dây đều mọc trên 6 lá. Những dây phụ trên đỉnh cũng mọc được hơn 6 lá, ngắt ngọn 2 dây chính trong cùng 1 ngày đều có 4 – 6 lá. Cứ làm vậy 2 − 3 lần cho đến tháng 9, tất cả các ngọn phụ đều được ngắt ngọn.
Bón phân và tưới nước
Để cây đạt được những chỉ tiêu sinh trưởng bình thường thì cần quan tâm đến bón phân, tưới nước.
Bón phân
Khi hầu hết các dây đều đã mọc được 8 lá, đã thấy có vòi cuốn vén mở màng che màu đen thì bắt đầu bón phân. Khi vẫn chưa mở màng đen thì ngọn mới chưa mọc vòi cuốn nên không được bón phân.
Phân bón đầu tiên cần phải loãng, sau mới đặc dần. 2 lần đầu dùng phân urê 0,5%, từ lần thứ 3 bắt đầu tăng đến 1%. Những lần đầu, mỗi gốc đã được tưới một lượng nước nhỏ khoảng 3kg, sau đó tăng trên 5kg, rễ ngày càng mọc dài ra thì tăng đến 10kg. Phân bón cần được bón rộng. 10 – 15 ngày thì bón 1 lần. Khi gặp trời mưa thì không nên rắc phân urê, những lần đầu mỗi lần có thể dùng 3 – 5mg, sau đó có thể tăng đến 5 – 7,5mg. Cần kiểm soát lượng phân bón mỗi ngày, không được bón quá 10mg urê mỗi lần. Nếu mầm mọc quá nhanh thì cần kéo dài thời gian giữa mỗi lần bón để giảm lượng phân bón.
Cung cấp nước
Không trải màng che màu đen thì ngọn mới vẫn chưa mọc vòi cuốn nên không được bón phân, vì vậy vào sáng sớm khi đất khô thì ta chỉ cần tưới nước. Kết hợp bón phân với tưới nước. Những ngày thời tiết bình thường thì không nhất thiết phải tưới nước. Khoảng 10 ngày trời nắng mà không có mưa thì cần căn cứ vào tình trạng đất để cung cấp nước cho cây, đảm bảo đất không bị khô. Vì nếu như không đủ nước trong đất thì ngọn mới sẽ sinh trưởng chậm. Bà con dựa vào tình hình thời tiết để cung cấp lượng nước phù hợp cho cây.
Nếu có điều kiện, bà con có thể lột bỏ lớp màng màu đen rồi trải rơm rạ, vỏ hạt cải dầu phủ 2 bên gốc cây để giữ cho đất không bị khô. Nếu có thể trải 500kg phân gia súc, gia cầm ủ mục thì sẽ rất có lợi cho cây.
Nếu gặp lúc thị trường cung>cầu, bà con có thể tính đến phương pháp làm nho sấy. Công ty Bình Minh chuyên cung cấp sản phẩm máy sấy thực phẩm đa năng, có chức năng sấy các loại thực phẩm như hoa quả, thịt, rau củ,….
Chúc bà con thành công với kỹ thuật ươm trồng và chăm sóc nho mà Bình Minh đã chia sẻ!