Phương pháp chọn lai giống lợn
Lai giống ở lợn là một phương pháp cải tạo con giống nhằm tối ưu giống lên mức tốt nhất. Việc lai giống lợn sẽ giúp bà con tăng trưởng hiệu quả kinh tế mà lại chọn được giống phù hợp.
Tổng quan về lợn
Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao với các điều kiện khí hậu khác nhau, do đó địa bàn phân bố của chúng tương đối rộng rãi trên thế giới.
Lợn tích lũy mỡ dưới da nhiều để chống lạnh, trái lại ở vùng nóng thì lợn lại tăng cường hô hấp để thải nhiệt và duy trì thân nhiệt bình thường.
Khi theo dõi về đặc điểm này, chúng ta thấy tần số hô hấp/phút của lợn về mùa hè cao hơn mùa đông. So với một số loài gia súc khác, lợn rất thích đằm tắm để tăng cường thải nhiệt qua da để đảm bảo cho nhiệt độ cơ thể ổn định.
Khả năng thích nghi của lợn còn thể hiện ở khả năng duy trì được các đặc điểm về sinh trưởng phát triển, tính năng sản xuất và di truyền các đặc điểm tốt này cho đời sau. Khi di chuyển từ vùng này sang vùng khác, lợn vẫn giữ được các đặc điểm của giống. Dù có từ vùng ôn đới sang vùng nhiệt đới và ngược lại
Lợn là loài gia súc dễ huấn luyện.
Trong thực tiễn sản xuất, người ta lợi dụng đặc điểm này để tập cho lợn các phản xạ có điều kiện. Giúp thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý lợn. Ví dụ như tập cho lợn có phản xạ bài tiết phân, nước tiểu đúng nơi quy định. Tập cho lợn ăn đúng chỗ, đúng giờ. Ngoài ra huấn luyện đực giống nhảy giá để khai thác tinh trong truyền giống nhân tạo,…
CHỌN VÀ LAI TẠO GIỐNG LỢN
Chọn giống lợn và những căn cứ để chọn lai giống lợn
– Dựa vào đời trước (ông, bà, bố, mẹ):
- Ngoại hình, thể chất.
- Khả năng sinh trưởng, phát dục. 9vp thể uốn một
- TTTĂ/kg tăng trọng lợn.
- Khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, bệnh tật.
- Khả năng lợi dụng thức ăn.
- Khả năng sinh sản, nuôi con, tiết sữa cao (nái sinh sản).
- Khả năng sản sinh tinh dịch cao (đực giống).
– Dựa vào đời sau (đời con của con giống)
- Độ đồng đều đàn con, số lượng đàn con.
- Trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa.
- Khả năng tăng trọng.
- Tiêu tốn thức ăn.
- Khả năng chống chịu bệnh tật.
– Dựa vào bản thân
Thông qua việc đánh giá anh, chị, em ruột phần nào đánh giá được bản thân con vật cần chọn. Đồng thời, căn cứ vào anh, chị, em ruột cũng có thể đánh giá được các gen lặn hoặc gen trội, ưu, nhược điểm của con vật đó.
- Ngoại hình (lông, da phù hợp với giống).
- Khả năng sinh trưởng, phát dục.
- Khả năng sinh sản (cả con đực và con cái)
- Tiêu tốn thức ăn.
- Khả năng chống chịu bệnh
Tuyển chọn ngoại hình lai giống lợn
– Là phương pháp dùng mắt thường giám định, đánh con giống về ngoại hình.
Yêu cầu khi tuyển chọn ngoại hình:
+ Phải phát hiện nhanh và chính xác những ưu, nhược điểm của đàn lợn, của từng con lợn cần chọn.
+ Khả năng chống chịu bệnh
+ Phải phân cấp được đàn lợn hay con lợn đó.
+ Dựa vào mục đích chăn nuôi để chọn lựa kỹ càng.
– Những tiêu chí chọn ngoại hình lai giống lợn
+ Đối với lợn nái sinh sản: Tuỳ theo giống mà ta chọn cho phù hợp.
+ Đối với lợn thịt: Chọn những con vai, gáy nở nang, mông rộng, dài mình, lưng phẳng và rộng, sâu ngực, bắp đùi to, có tỷ lệ nạc cao, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
+ Đối với đực giống: Chọn những con bụng thon, gọn, đôi dịch hoàn phát triển tốt,…
Tuyển chọn khả năng sinh trưởng, phát dục
Ở mỗi độ tuổi, cơ thể của lợn sẽ phát triển đến một mức nhất định về trọng lượng cơ thể. Nên khi chọn ta căn cứ vào tháng tuổi để chọn những con có chiều dài thân, vòng ngực hoặc khối lượng sau cai sữa cao để làm giống.
Tuyển chọn khả năng sinh sản
Dựa vào khả năng sinh sản để tuyển chọn những đực giống và nái sinh sản.
Đối với lợn đực giống
Ngoài việc tuyển chọn ngoại hình, khả năng sinh trưởng và phát dục, chúng ta cần phải tuyển chọn khả năng sinh sản của lợn đực giống: thể tích tinh dịch (V), hoạt lực của tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C), sức kháng của tinh trùng (R), tỷ lệ kỳ hình (K).
– Đối với lợn nái sinh sản
+ Tuổi động dục lần đầu: Là thời gian từ sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị động dục lần đầu tiên.
+ Tuổi phối giống lần đầu: Là thời gian tính từ khi sơ sinh đến khi lợn hậu bị được cho phối giống.
+ Khoảng cách lứa đẻ: Là khoảng thời gian cách biệt giữa hai lứa đẻ kế tiếp nhau, đây là một chỉ tiêu nói lên khả năng sản xuất của lợn nái, nó liên quan đến số lứa đẻ/nái/năm.
+ Khả năng sinh sản: Gồm số con sơ sinh/lứa, số con sơ sinh còn sống sau 24 giờ/lứa, số con cai sữa/lứa, số con cai sữa/nái/năm. Buộc non un
+ Chỉ tiêu về khối lượng lợn con: Là khối lượng trung bình lúc sơ sinh/con, khối lượng toàn ổ khi sơ sinh, khối lượng toàn ổ cai sữa.
+ Khả năng tiết sữa: Là chỉ tiêu nói lên đặc điểm của giống. Giống khác nhau thì khả năng tiết sữa cũng khác nhau.
Nguồn thức ăn dành cho lợn giống lai
Dòng thức ăn chủ yếu được sử dụng là thức ăn thô xanh
- Kết hợp men vi sinh vào thức ăn cho lợn mang lại nhiều lợi ích cho gia súc
- Giúp lợn tăng trọng nhanh, sinh trưởng và phát triển tốt chỉ với thức ăn tự nhiên. Thay vì nuôi lợn bằng thức ăn công nghiệp.
- Giảm lượng thức ăn và giữ cho lợn no lâu, giảm chi phí nuôi.
- Tận dụng các nguồn thực phẩm và phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, giá rẻ. Như ngô, chuối, khoai, rau, đồ nguội … cho ăn bằng men
- Bổ sung vi sinh vật có ích cho đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa.
- Giảm khả năng lây nhiễm các bệnh đường ruột.
- Tăng sức đề kháng cho gia súc và giảm chi phí y tế.
- Đóng góp vào việc bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện nghiền ép cám các loại cám và bột cho vật nuôi ăn. Tăng hàm lượng dinh dưỡng.
- Sử dụng máy ép cám viên và máy nghiền cám để tạo nguồn thức ăn tại nhà cho vật nuôi. Vừa đảm bảo được chất lượng mà không tốn quá nhiều như cám công nghiệp.
>> Thực hiện phối trộn nghiền ép cám tăng trưởng cho lợn tại nhà
Trên đây là kỹ thuật lai giống lợn tại Việt Nam. Mong bài viết sẽ hữu ích. Cảm ơn mọi người đã quan tâm.