“Tuyệt chiêu” chăn nuôi kết hợp, kiếm vài triệu mỗi ngày

mo hình chăn nuoi

Mô hình chăn nuôi kết hợp 

Chăn nuôi kết hợp là hoạt động sản xuất mô hình không phụ phẩm, không chất thải công nghiệp. Ứng dụng công nghệ, khoa học và các loại máy móc để xử lý phụ phẩm trong quá trình sản xuất. Tái sử dụng trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ và tái sinh cho môi trường. Đây là định hướng đổi mới đưa ra nhằm giúp bà con có mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất. 

Tại hộ chăn nuôi nhà chị Liên, tại tỉnh Bắc Giang với diện tích nông nghiệp lên đến 1,5ha. Chị đã sản xuất vật nuôi trồng bằng phương pháp tuần hoàn kết hợp. Mỗi tháng thu nhập lên đến cả trăm triệu. 

chăn nuoi tuan hoan

Hiện tại gia đình chị Liên đang kết hợp nuôi trồng giữa lợn, gà cùng với vải, mít, ổi. 

Đàn lợn hơn 100 con lợn rừng của chị Liên tại Bắc Giang, được nuôi chủ yếu là chăn thả. Nguồn thức ăn hoàn toàn là các nguyên liệu thô xanh. Mỗi ngày chị thả chúng 2 tiếng ra ngoài để chạy nhảy. Điều này giúp cho lợn có thịt săn chắc, lại có độ dai ngon nhất định. Nhờ chăn nuôi an toàn, gia đình chi Liên luôn ở trong tình trạng cung không đủ cầu. Khách mỗi lần mua đều phải đặt trước. 

oi va vai

Vòng tuần hoàn đem lại lợi nhuận cao

“Thật ra, đầu ra của nó rất là thuận. Trước giờ luôn có mối để bán, kể cả có lúc bắt mấy chục con. Nhưng giá cả ổn định nên là con lợn trắng có bấp bênh giá thì con lợn này vẫn cứ bình bình ổn. Giá bán vẫn cứ dao động từ 90.000 – 100.000 đồng/kg”. Chị Liên chia sẻ.

chan tha lon rung

Trong trang trại rộng 1.5ha, khu vực nuôi lợn chiếm 300m2, khu vực còn lại bao gồm có 500m2 là gà đen, và 700m2 dành cho trồng cây ăn quả. Đặc biệt gia đình chị còn thiết kế hệ thống Biogas để tận dụng chất thải trong chăn nuôi.

mo hinh chan nuoi ket hop trang trai

Vừa làm khí đốt, làm phân bón cây trồng lại vừa giúp tránh ô nhiễm môi trường. Hiệu quả của mô hình này mang lại cho gia đình chị Liên tiết kiệm được chi phí chăn nuôi, lại vừa giảm nguồn nhân công, tăng gia sản xuất kinh tế. 

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình chăn nuôi kết hợp

Thông qua việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào chăn nuôi. Việc làm nông của bà con đã trở nên dễ dàng hơn biết bao. Khi trên thị trường có rất nhiều, các loại máy nông nghiệp ra đời giúp bà con chăn nuôi hiệu quả.

phoi-tron-thuc-an

Chị Liên nói về nguồn thức ăn vật nuôi: “ Chủ yếu các loại thức ăn cho lợn và gà đều là của gia đình sản xuất. Tôi có dùng máy ép cám để làm cám cho gà với lợn. Và máy băm cỏ để băm nhỏ cỏ sữa, cỏ voi cho gà với lợn rừng ăn. Thức ăn đảm bảo, con vật lớn rất nhanh”. Việc sử dụng các loại thức ăn thô xanh có tại địa phương đã giúp gia đình chị tiết kiệm chi phí rất nhiều. Nếu như so với trước đây mua cám công nghiệp mất gần 400.000 đồng. Thì bây giờ tự làm ra chi phí khéo chỉ 300.000 đồng đổ lại. Mà nguồn thức ăn lại đảm bảo an toàn, dinh dưỡng hơn rất nhiều. 

ga-den-h'mong

Với giá bán vài trăm nghìn một kg gà đen, trên thị trường rất ưa chuộng giống gà thương phẩm này. Chính vì vậy sự kết hợp toàn các loại giống vật nuôi trồng của nhà Liên đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Nói thêm về mô hình của chị Liên. Sự tận dụng tuần hoàn khép kín giữa nuôi – trồng đem lại rất nhiều lợi ích. Các chất thải từ vật nuôi được cho xuống hầm Biogas, sau đó tái chế thành khí đốt.

Giảm thiểu gas công nghiệp, các chất thải mang ra bón cây trồng. Nguồn phân bón tự nhiên đem lại sự màu mỡ và chất lượng đất cực tốt. Giúp cho các loại cây ăn quả có độ ngon, ngọt nhất định, mang sự đặc trưng tự nhiên. 

Nhân rộng trên khắp các địa phương

“ Mỗi một vụ vải, bán vài tấn lãi được khoảng gần 200 triệu, như vừa rồi còn bán cả ổi kết hợp. Các loại cây ăn quả trừ hao đi thì thu nhập cũng cao. Sản phẩm của mình tốt nên đành ra các thương lái đến mua rất thích. Lúc nào cũng bán được. Việc thu mua rất thuận lợi. Đất rộng nên là mình cứ cài gắm vào mình trồng trọt thôi. Đưa mô hình trồng cây ăn quả vào với chăn nuôi. Tạo điều kiện rất thuận lợi có thêm nguồn thu nhập, ổn định được kinh tế.” Chị Liên nói thêm. 

vai thieu

Hiện nay trên nhiều địa phương, đã phổ biến rất nhiều về mô hình tuần hoàn khép kín này. Các mô hình chăn nuôi hợp tác xã, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh phế phụ phẩm sinh học trong chăn nuôi. Hạn chế sử dụng kháng sinh, tiếp tục chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. 

“Chúng ta nên biết rằng, trong thời buổi này công nghệ cao. Kinh tế tuần hoàn phải được áp dụng với quy mô tỷ suất lớn hơn. Để các sản phẩm chất lượng hơn, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa hơn.” Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN & PTNT cho biết.

Lựa chọn mô hình kết hợp trong chăn nuôi vừa giúp xử lý chất thải vật nuôi. Lại vừa tạo nguồn phân bón cho cây trồng. Tạo nên một hệ tuần hoàn khép kín, từ đó tăng thu nhập cho người nông dân.

>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi thỏ thương phẩm, hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

 

ki-thuat-nuoi-tho-thuong-pham