Nuôi trùn là ngành chăn nuôi bỏ ra ít tiền bạc và công sức nhất mà thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, quý vị cũng cần nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, nếu không thì cũng rất dễ thất bại. Cái khó của việc nuôi trùn là phải biết cách giữ “chân” nó lại. Nếu không, có thể bao nhiêu trùn sẽ bỏ chỗ nuôi mà kéo đi hết! Vậy giữ chân bằng cách nào? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu phương pháp nuôi trùn và những lưu ý cần biết nhé !!!
Nuôi trong nhà, trong trại:
Trong đời sống tự nhiên, trùn chỉ đào hang ở nơi có bóng râm như cạnh các gốc cây, bụi chuối, dưới đáy lu,… do bản tính của chúng là rất sợ ánh sáng. Vì vậy, nuôi trùn ta phải nuôi ở trong nhà hay trong trại để tránh mưa nắng.
Nhà hay trại có thể lợp lá, lợp tôn, ngói nền đất nện hay tráng si măng đều được. Xung quanh nhà nên để nhiều cửa sổ để thông thoáng, đón được nhiều ánh sáng bên ngoài. Nên tránh cảnh nhà lúc nào cũng tối tăm như hũ nút. Bởi điều đó sẽ tạo điều kiện cho trùn dễ dàng bỏ đi. Nếu trong nhà tối tăm thì phải có hệ thống đèn chiếu sáng, kể cả là ban ngày để phòng ngừa.
Đèn chiếu sáng
Với bản tính kị ánh sáng cho nên bất kể ngày hay đêm, hễ cứ ngoi đầu lên khỏi mặt đất mà thấy ánh sáng chói vào là trùn rút mình sâu vào lòng đất, ko dám trồi đầu lên nữa.
Vậy nên, ở nơi nuôi trùn ta cần thiết kế một hệ thống đèn chiếu sáng tốt nhất. Đó là cách hữu hiệu nhất để làm rào cản bắt trùn phải ở yên nơi chúng ở.
Những nguồn ánh sáng này phải đủ mạnh, nếu quá yếu thì kết quả cũng như không. Nguồn sáng phải được rọi thẳng vào những dụng cụ nuôi trùn. Ngoài ra, xung quanh tối tăm cũng không sao.
Trong trường hợp những lúc mất điện hoặc vùng sâu xa không có điện thì có thể đốt đèn dầu, miễn sao tạo được độ sáng đủ mạnh khiến trùn sợ là được.
Việc chiếu sáng đúng lúc là bí quyết dẫn đến thành công của các nhà nuôi trùn. Người nào không chú ý đến điều này chắc chắn sẽ thất bại.
Khi nào cũng phải cảnh giác cao độ với những lúc trời âm u do chuyển mưa, thời tiết thay đổi thất thường, nhất là lúc bên ngoài có chơp giăng sấm giật là phải có đèn chiếu sáng ngay tức thì.
Trong trường hợp cúp điện bất thường có thể thắp đèn dầu nếu nuôi ít. Trong trường hợp nuôi nhiều nên dùng máy phát điện hoặc dùng bình ắc qui,…
Quý vị cứ nghĩ thử, trùn một khi đã bò ra khỏi nơi nuôi thì nó sẽ bò tứ tán mỗi con một nơi. Khi đó, cho dù ta có phát hiện ra thì cũng bó tay vì không thể đi bắt từng con một hay dùng chổi gom lại.
Phương pháp nuôi trùn
Trước khi bắt trùn ta cần chuẩn bị đủ mọi dụng cụ nuôi và thức ăn cho trùn trước. Bởi vì, số trùn giống hễ bắt xong là phải cho vào môi trường nuôi ngay mới tốt. Nếu cứ để trùn nằm trơ ra thì thế nào chúng cũng kiệt sức mà chết. Phải loại bỏ kiến trong đất trước khi cho trùn vào nuôi vì kiến và trùn “không đội trời chung”.
Các lưu ý khi cần biết khi nuôi trùn
Đất phải đổ gần đầy vào dùng cụ nuôi chứ không đổ lưng chừng được. Chiều sâu ít nhất cũng phải bốn năm mươi cm trở lên. Tất nhiên, nếu sâu được cả thước thì càng tốt. Chỉ có điều, thùng càng sâu thì càng gây trở ngại cho việc ta chăm sóc chúng.
Trong suốt thời gian nuôi một lứa trùn, ta cần tránh việc sáo trộn đất trong các dụng cụ nuôi, vì như vậy là phá hoại môi trường sống của chúng. Rất có thể trùn sẽ chết hoặc bị tổn thương. Bởi trong khối đất đó trùn đã tạo ra hệ thống hang chằng chịt, đầy đủ dưỡng khí bên ngoài tràn vào để chúng hít thở rồi.
Khoảng năm bảy ngày ta dọn phân trùn một lần, rồi bổ sung đất để trùn có thêm thức ăn. Chúng ta có thể theo dõi số lượng trùn tăng lên bằng cách theo dõi lượng đất hao hụt đi hoặc lượng phân ngày càng nhiều lên.
Môi trường nuôi trùn
Đất khi đổ vào không nên nén chặt lại, vì như vậy sẽ làm đất vón cục, khiến trùn gặp trở ngại trong việc kiếm thức ăn để sống. Nên tưới một ít nước để đất đủ ẩm, đặt tay vào thấy mát. Mà nước không đủ để làm ướt tay là được. Môi trường sống mát mẻ mới hợp với chúng.
Việc kế tiếp là thả trùn giống vào. Ta nên thả nhẹ tay mỗi con vào một góc. Không thả dồn cục lại với nhau. Sau đó nhẹ tay đổ thêm đất vào.
Trên các dụng cụ nuôi trùn không cần tạo nắp đậy. Nếu dùng nắp đậy kín mít thì trùn sẽ thiếu dưỡng khí để sống. Mà dùng nắp đậy bằng lưới kẽm thì cũng không cản được sự đào thoát của trùn. Vì trùn có biệt tài chui rúc “đầu xuôi đuôi lọt”.
Người nuôi trùn cần chú ý nhất là cung cấp ánh sáng mọi lúc nên sẽ đặc biệt vất vả vào mùa mưa. Ngoài ra, các vấn đề còn lại cũng khá đơn giản.
Đối với các nhà hay trang trại trồng trọt nên đầu tư một chiếc máy ép viên để ép phân trùn thành viên chăm sóc cây trồng.
Hi vọng qua bài viết này quý vị sẽ hiểu hơn về phương pháp nuôi trùn cũng như lưu ý được những điều cần tránh. Chúc quý vị chăn nuôi thành công!!!