Dê là một trong những giống vật nuôi có nguồn thức ăn phong phú, giá thành đầu tư tương đối thấp. Tỷ lệ thịt xẻ cao nên luôn được nhiều trang trại cân nhắc đầu tư.
Vậy nuôi dê bao lâu thì bán được ? Kỹ thuật nuôi dê thả vườn sao cho hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Lợi nhuận từ việc nuôi dê
Nuôi dê là một trong những ngành chăn nuôi mang lại kinh tế và bền vững cho bà con mà vốn bỏ ra lại không quá cao. Trung bình, với giá 1 con bò bà con có thể mua được 10 con dê giống chất lượng.
Dê có tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm, bà con có thể thu lợi nhận từ việc lấy sữa dê, thịt dê và cả con giống. Ngoài ra, phân dê cũng là tạo ra một nguồn thu nhập sau khi được sơ chế qua máy ép viên làm phân bón trồng cây.
Nuôi dê bao lâu thì bán được ?
Đã chăn nuôi thì bà con ai cũng mong muốn vật nuôi của mình khỏe mạnh sớm được xuất chuồng, thu được lợi nhuận cao, trong chăn nuôi dê cũng vậy. Tùy thuộc vào mỗi giống dê thì thời gian xuất chuồng của chúng sẽ khác nhau.
Đối với dê địa phương
Dê địa phương hay còn gọi là dê cỏ, thân hình nhỏ – gọn, mình ngắn. Có màu lông không đồng nhất, nhiều màu khác nhau như mà đen, vàng, khoang trắng, trăng xám.
Trọng lượng con cái khoảng 30 – 35 kg/ con, con dê đực 45 – 50 kg/con có thể xuất chuồng. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 30 – 45%.
Đối với dê Bách Thảo
Dê Bách Thảo có nguồn gốc từ Ấn Độ, loại dê này cho năng suất thịt và sữa cao hơn dê cỏ. Giống dê này có thể kết hợp nuôi nhốt và chăn thả hoặc nuôi nhốt hoàn toàn đều cho kết quả tốt.
Nếu điều kiện và nguồn thức ăn ổn định từ 5 – 6 tháng tuổi đã có thể xuất chuồng với trọng lượng đạt khoảng 30 – 35 kg/con.
Trọng lượng trung bình đối với dê cái khoảng 40 – 45kg, đối với dê đực khoảng 60 – 85kg/con.
Đối với dê Nam Phi
Là một trong những loại giống dê có khả năng sinh trưởng tốt, cho sản lượng thịt tương đối cao. Trọng lượng trung bình của dê cái khi trưởng thành có thể đạt 90 – 100 kg/con, đe đực có thể đạt khoảng 100 – 160 kg/con.
Trong điều kiện nuôi tốt, thức ăn đầy đủ thì giống dê này có thể xuất chuồng từ tháng thứ 5 – 6 lúc này trọng lượng đạt khoảng 60 – 70 kg.
Đây là 3 giống dê đang được nuôi phổ biến ở nước ta, mô hình nuôi dê kết hợp chăn thả tự chủ cung cấp thức ăn đang xu hướng hiện nay.
Kỹ thuật nuôi dê thả vườn
Các loại dê chăn thả thường có khả năng tự kiếm ăn tốt, kháng bện cao và thường là loại dê núi. Khi chăn nuôi dê thả vườn có thể kết hợp thêm chuồng trại để dễ quản lý và chăm sóc cho dê.
Chọn giống
Chọn giống đối với dê cái nên chọn những con thanh mảnh đầu nhồ, da mỏng. Đối với dê đực nên chọn giống dê Bách Thảo cao to, khung chắc khỏe cân đối.
Thức ăn cho dê
Dê tiêu thụ nhiều loại thức ăn và nhiều loại cỏ cây khác nhau. Đối với thức ăn công nghiệp dê thích ăn các loại cây từ họ đâu.
- Thức ăn xanh : chiếm một phần lớn trong khẩu phần ăn của dê như : các loại giống cỏ tự nhiên, dây khoai lang, cỏ hòa thảo, cỏ họ đậu giàu vitamin đặc biệt là cỏ voi.
- Thức ăn tinh: gồm các loại hạt ngũ cốc và bột nghiền
- Thức ăn bổ sung : gồm các loại khô dầu, bột xương, bột cá, bột sò, chế phẩm sinh học, ure, mật rỉ đường.
Để dê hấp thụ tốt, ăn hết thức ăn và tiêu hóa ổn định bà con nên băm nhỏ các loại cỏ, thức ăn xanh bằng máy băm cỏ giá rẻ vừa tiết kiệm thời gian lại có thể chuẩn bị một lượng thức ăn lớn cho đàn dê trong ngày.
Thời gian chăn thả khoảng 7 – 9 tiếng/ 1 ngày, vào mùa đông nên cho dê ăn thêm 3 – 5 kg cỏ.
Nước uống cho dê
Đối với dê dưới 2 tháng tuổi nên cung cấp 1/2 lít nước sạch/ngày
Đối với dê trên 2 tháng tuổi nên cung cấp khoảng 5 lít nước sạch/ ngày
Chuồng trại
Nên chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng thông thoáng sạch sẽ và cách xa khu dân cư. Độ cao của chuồng khoảng 50 – 80 cm tính từ sàn đến mặt đất, độ nghiêng từ 2 – 3% dốc về phía rãnh nước.
- Đối với dê dưới 6 tháng : diện tích nuôi khoảng 0,m – 0,5 m/ con
- Đối với dê trên 6 tháng : diện tích nuôi khoảng 0,8m – 1,2 m/con
- Nên có chuồng riêng cho dê chửa đẻ, cách lý dê bện ở chuồng riêng tránh để lây bệnh.
Khử trùng chuồng trại đinh kỳ bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%
Dê mới mang về cần cách ly từ 30 – 40 ngày trước khi xuất chuồng.
Phòng bệnh trong kỹ thuật nuôi dê
- Định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại vacxin tụ huyết trùng, và tẩy giun sán cho dê/ 1 lần
- Thường xuyên kiểm tra dê trước và sau khi xuất chuồng khi có dầu ăn thất thường : bỏ ăn, chướng bụng, loét miệng… để kịp thời trị bệnh
Trên đây là một số chia sẻ về kỹ thuật nuôi dê thả vườn hiệu quả, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích.