Chăn nuôi dê thương phẩm dễ dàng tại Tây Bắc
Tây Bắc được biết đến là nơi sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thương phẩm cho cả nước. Không chỉ biết đến với hoa quả thơm ngon, chất lượng. Nơi đây còn biết đến với dê thương phẩm ở đây vô cùng thơm ngon và hảo hạng.
Xuất phát từ vị trí địa lý
Nằm ở nơi có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu và thời tiết khắc nghiệt. Mỗi năm người dân nơi đây phải gánh chịu biết bao thiệt hại tới nông, lâm nghiệp. Sự tác động của nhiệt độ và lượng mưa làm thay đổi mùa vụ canh tác, cơ cấu cây trồng của địa phương. Chính vì điều đó, bà con nơi đây phải thay đổi cơ cấu mô hình chăn nuôi, trồng trọt để thích ứng với nền nhiệt nơi đây.
Những năm trước đây, bà con chủ yếu chỉ trồng cây hoa màu đan xen. Lợi nhuận kinh tế không cao, thậm chí còn không đủ ăn. Sau khi nhận thấy sự khó khăn của đồng bào miền núi. Đảng và Nhà nước đã chủ trương xem xét và đưa ra giải pháp giúp nâng cao đời sống người dân.
Bộ NN & PTNT đề ra phương án người dân hợp tác cùng hợp tác xã. Thực hiện kết hợp mô hình kinh doanh chăn nuôi, trồng trọt với nhau. Lấy lợi thế núi đồi có thể chăn thả dê, trâu, bò. Những loài có tập tính càng nuôi hoang dã, thịt càng ngon. Khí hậu nóng ẩm nhiệt độ không quá nóng chủ yếu ở mức 20 – 23 độ C. Trồng được các loại cây đặc sản vùng miền như mận, thanh mai, cam cao phong, đào bích nhị, đào thanh mai,… Bà con có thể nuôi, trồng đan xen kết hợp để tăng thêm lợi nhuận, phát triển kinh tế. Ngoài ra, hợp tác xã hỗ trợ hộ chăn nuôi, trồng trọt mức vốn nhất định để họ đầu tư vào con giống, cây trồng phát triển nghề nông.
Lợi ích thực tế của việc nuôi dê thương phẩm
Lý do nào khiến mô hình nuôi, trồng kết hợp mang lại hiệu quả cao với bà con miền núi như vậy?
Dựa trên sự phổ cập thông tin và kiến thức của hợp tác xã, mô hình chăn nuôi của gia đình anh Lệnh Sinh Thái (1983) tại Hà Giang. Trước đây gia đình anh chủ yếu chỉ lấy cỏ voi về cho bò ăn, bò ăn khá chậm, không thích lắm. Anh phải mua thêm ngô về cho ăn, bò không được béo tốt, trọng lượng khi xuất chuồng cũng không cao.
Nuôi được 6 tháng anh thấy lãi khá ít, mà chi phí chăm sóc tốn kém, anh Thái cũng nói thật lòng muốn từ bỏ lắm. Nhưng sau khi được nghe phổ biến của hợp tác xã, anh đã về áp dụng mô hình chăn nuôi theo quy củ.
Ấy vậy, chỉ sau 2 năm từ một hộ chăn nuôi 1 con bò giờ gia đình anh đã tăng lên 8 con bò, cùng với 5 con dê. Đan xen với đó tận dụng thêm khu vực chăn thả dê, anh Thái trồng 1 vườn gồm 10 gốc Cam Sành. Tính trung bình trên 1 con bò anh nuôi lãi được gần 10 triệu. Cộng thêm với đàn dê và lượng Cam Sành bán hạng thương phẩm thơm, ngọt. Mỗi năm anh thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Từ đó, gia đình anh Thái trở thành hộ kinh giỏi trong vùng và được hợp tác xã lấy làm tấm gương. Hơn thế, anh đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi cùng nhau phát triển nông thôn giàu mạnh.
Khi được hỏi anh về chi phí giá thành thức ăn tăng như hiện nay có ảnh hưởng nhiều không? Anh Thái chia sẻ: “Những năm trước khi chưa biết đến các loại máy móc, tôi tốn khá nhiều chi phí và thời gian cho thức ăn vật nuôi. Sau đó, tôi tìm hiểu, mày mò, học hỏi ở các địa phương khác. Tôi cố góp vốn và chút vay mượn mua máy băm cỏ kết hợp với nghiền bột cho bò, dê ăn. Chúng ăn thích lắm, con nào cũng to lớn, thịt săn chắc. Năm đấy bán ra lãi phải gần gấp 3 lần”.
Chia sẻ về bí quyết chăn nuôi dê thương phẩm siêu lợi nhuận
Sống ở đâu thì phải thích ứng với điều kiện tự nhiên sẵn có ở đó. Không phải muốn nuôi, trồng loại nào cũng được mà còn dựa trên khí hậu và đất đai.
Trên Tây Bắc, đồi núi nhiều, nhưng các loại hoa màu ở đây khá là phát triển. Một tỉnh nằm giữa Đông Bắc và Tây Bắc nên các loại sản phẩm ở Hà Giang đều rất độc lạ và cực ngon. Ngoài ra, nơi đây nổi tiếng với Cam Sành. Các loại rau tên lạ như: Rau rút, rau khai, rau đắng, rau ngũ gia bì,…
Với nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào và phong phú bà con nên tận dụng nó. Vì những năm trở lại đây, giá cả chi phí thức ăn ngày một leo thang. Khó khăn trong chăn nuôi, trồng trọt một tăng lên. Khuyến khích bà con sử dụng các loại thức ăn thô như hạt ngô, khoai, sắn, rau, cỏ, cua, ốc,… Nghiền ép, phối trộn thành thức ăn cho vật nuôi
Thức ăn tự làm sẽ mang đến 98% toàn bộ chất dinh dưỡng trong nguyên liệu. Việc nghiền ép giúp thức ăn chín hơn, có độ thơm ngon, kích thích vật nuôi tăng trưởng. Hơn thế, chi phí thức ăn tiết kiệm so với trước kia rất nhiều. Giảm tới 40% chi phí chăn nuôi mà hiệu quả mang lại đáng gờm.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Trên thị trường đã cho ra hàng loạt các sản phẩm máy nông nghiệp. Giúp đỡ bà con trong việc chăn nuôi hiệu quả.
Dưới đây là sự tổng hợp kỹ thuật chế biến thức ăn từ máy băm, nghiền quý bà con truy cập vào đây để xem thêm: Kho máy bình minh