Máy ép cám đùn ngang và trục đứng khác nhau như thế nào?

máy ép cám viên

Trên thị trường hiện nay để làm cám viên có hai loại máy chính là máy ép cám viên trục đứng và máy ép cám viên trục ngang (máy đùn cám). Vậy nên mua loại nào? và chúng có những điểm gì giống nhau và khác nhau?

Trong bài viết này công ty Bình Minh xin gửi đến bạn bài viết phân biệt giữa hai loại máy này giúp bạn có nhưng quyết định chính xác cho nhu cầu của mình.

máy ép cám viên

Trước hết trả lời câu hỏi tại sao cần hai loại máy trên?

Hai loại máy trên đều có khả năng ép các nguyên liệu thô thành cám viên phục vụ trong chăn nuôi và sản xuất. Cam viên sau khi ép bà con có thể cho vật nuôi sử dụng ngay hoặc bảo quản để tích trữ.

Cùng thuộc dòng máy ép cám viên tuy nhiên mỗi loại lại sử dụng nguyên liệu thô đầu vào khác nhau, cấu tạo máy khác nhau do vậy năng suất cũng có sự chênh lệch. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:

Máy ép cám viên trục ngang.

Chúng ta gọi chung dòng máy này là trục ngang vì thực tế máy được thiết kế với một trục xoắn nằm ngang để đẩy các nguyên liệu qua dao cắt và mặt sàng tạo thành cám viên ở đầu ra.

máy ép cám trục ngang

Nguyên liệu thường được cho vào máy ép cám viên trục ngang là bột ngô bột cám gạo rau bèo đã băm nhỏ. Về ngô nguyên hạt thì các dòng máy trục ngang thường không thể nghiền nhỏ để ép cám viên được nên phải nghiền ngô ra trước khi cho vào máy. Độ ẩm nguyên liệu yêu cầu phải từ 30 – 40 % mới có thể đùn ra thành viên cám được.

Dòng máy ép cám trục ngang thì có 3 sàng đi kèm với máy cụ thể là : máy đùn cám viên nhỏ có các sàng 3 ly, 5 ly và 8 ly ; máy đùn cám viên to có các sàng 3 ly, 4 ly và 5 ly ; máy đùn cám viên hỗn hợp có các sàng 4 ly, 5 ly và 10 ly.

Viên cám thành phẩm của dòng máy ép cám trục ngang này sẽ ướt hơn là của dòng trục đứng do độ ẩm nguyên liệu cao hơn. Do vậy, bà con sẽ phải phơi hoặc sấy lâu hơn so với cám ép ra từ dòng máy trục đứng.

Về năng suất của dòng máy ép cám trục ngang cũng thấp hơn so với dòng máy trục đứng chỉ từ 25 – 100 kg/h (tùy từng loại máy)

Máy ép cám viên trục đứng

Sở dĩ gọi máy ép cám viên trục đứng vì máy được thiết kế toa nạp, buồng làm việc có quả lô ép và cửa xả nằm trên một trục thẳng đứng, Đối với máy ép cám trục đứng, bà con chỉ cần cho nguyên liệu vào toa nạp là máy sẽ tự làm việc.

máy ép cám trục đứng

Dòng máy ép cám viên trục đứng ép được đa dạng các nguyên liệu hơn bao gồm: ngô hạt, thóc lúa, rau béo, tôm, cua, cá, ốc, bã bia, bã lạc, bã đậu… Độ ẩm nguyên liệu thấp hơn so với dòng trục ngang chỉ từ 10 – 20 %.

Dòng máy ép cám viên trục đứng đi kèm với máy chỉ có 1 sàng là sàng 3 ly, 4 ly hoặc 5 bà con có thể lựa chọn mặt sàng để cho ra viên cám phù hợp với từng loại vật nuôi cũng như từng thời kỳ tăng trưởng khác nhau.

Viên cám sau khi ép ra đã gần khô rồi, do vậy bà con chỉ cần hong qua là có thể bảo quản được.

Năng suất của dòng máy ép cám viên trục đứng cho ra là cao hơn nhiều so với dòng máy đùn ngang. Cụ thể: máy S150 năng suất 80 – 120 kg/h; máy S200 năng suất 100 – 200 kg/h; máy S250 năng suất 200 – 300 kg/h.

Với những thông tin trong bài viết này hi vọng bà con sẽ hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như cơ chế vận hành của 2 dòng máy ép cám trục đứng và đùn ngang. Từ đó sẽ đưa ra lựa chọn loại máy thích hợp với nguyên liệu tại gia đình cũng như quy mô chăn nuôi khác nhau.

CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG!

>>> Bà con có thể tham khảo thêm một số dòng máy liên quan đến quy trình tự sản xuất thức ăn cho vật nuôi sau: