Nuôi trùn cho chăn nuôi đem lãi lợi nhuận cao
Nuôi trùn cho chăn nuôi là việc tương đối mới mẻ đối với đa số người Việt. Có lẽ chỉ mới nghe đến thôi cũng đã cho là điều lạ. Nhưng đây là ngành nuôi mang tính công nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới, trong số đó có Mỹ, Úc, Nhật Bản,… Họ đã nhờ nghề này mà làm giàu hơn một trăm năm qua.
Giống loài có sẵn từ tự nhiên
Trùn ngoài tự nhiên tuy nhiều, nhưng đâu tập trung một chỗ cho chúng ta đào bới và bắt? Do đó, khai thác trùn có sẵn trong tự nhiên là việc vô cùng vất vả mà mối lợi lại không bù nổi công lao khó nhọc bỏ ra. Vì vậy, muốn có nhiều trùn để đáp ứng đủ cho nhu cầu chăn nuôi của mình thì chỉ còn cách noi gương các nước đi trước để tự nuôi mà thôi!
Tại nhiều nước, ngành nuôi trùn cho chăn nuôi ngày càng phát triển. Vì ngoài việc dùng trùn làm thức ăn bổ dưỡng nuôi gia cầm, còn lấy phân trùn làm phân bón.
Phân trùn được đánh giá là loại phân giàu dinh dưỡng nhất cho cây. Để so với nhiều loại phân khác mà chúng ta biết đến, thì phân trùn giá bán rất cao.
Nuôi trùn cho chăn nuôi đem lại nguồn dinh dưỡng cao
Người ta cũng nuôi làm thức ăn nuôi gà vịt. Đây là loại thức ăn cho gia cầm vừa bổ dưỡng mà lại vừa rẻ tiền. Do vật nuôi tăng trọng nhanh, rút ngắn được thời gian chăn nuôi, nên mức lời cao hơn… Sở dĩ gọi là ngành nuôi có tính công nghiệp. Hơn thế nghề này được nuôi quy mô với máy móc hiện đại.
Sản phẩm làm ra không những tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài, hằng năm thu về một số ngoại tệ đáng kể. Trùn chứa rất nhiều đạm, là món ăn khoái khẩu của gia cầm nói chung, làm chúng tăng trọng nhanh.
Phương pháp nuôi trùn tại các nước kể trên rất đơn giản. Mọi nguyên liệu dùng vào việc nuôi trùn ở nước ta đều có đủ, vừa dễ kiếm, vừa rẻ tiền. Diện tích đất cũng không cần nhiều, nếu chúng ta chỉ nuôi với số lượng ít, có tính gia đình.
Có điều, nên nuôi trùn ở các vùng ngoại ô, vùng nông thôn. Lý tưởng nhất là tại các nông trại, nơi đất đai vừa rộng rãi vừa thưa người cư ngụ, để tránh ô nhiễm. Yêu cầu kế tiếp là vị trí nuôi trùn phải cách xa nhà ở, từ 50 mét hay 100 mét trở lên mới tốt, tránh được sự hôi hám và ruồi nhặng… Vì vậy, diện tích đất đai phải đủ rộng, ta mới nghĩ đến việc nuôi quy mô.
Hộ chăn nuôi trùn cho chăn nuôi
Đến với mô hình siêu lợi nhuận của anh Minh chúng tôi biết đến trang trại nuôi trùn với 11 trại nuôi.
Đến từ vùng thôn quê của H. Ý Yên, tỉnh Nam Định nổi lên mô hình nuôi trùn phổ biến. Sau khi nhận thấy mô hình ít rủi ro mà công kỹ thuật chăm sóc đơn giản, thu nhập cao. Anh Hán Văn Minh đã chọn làm phát triển kinh tế gia đình.
Anh Minh cho biết, trước đây anh đi làm thuê nhưng thu nhập không ổn định, cuộc sống khá vất vả. Một lần, anh tình cờ nghe bạn bè nói về mô hình nuôi trùn quế hiệu quả kinh tế cao.
Tháng 6/2018, anh mua 5 bò giống và đầu tư 3 tấn giun đất ở 5 trại, mỗi trại 100 m 2 . Bước đầu, mô hình này phát huy hiệu quả và đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.
Thấy làm ăn có lãi, anh Minh quyết định mở rộng trang trại, đến nay gia đình anh đã có 11 trại nuôi trùn quế với diện tích 1500m2.
Đầu tư vốn ít mà lời nhiều
Theo anh Minh, nuôi trùn quế ban đầu chỉ cần bỏ ra tý vốn cỡ vài triệu, tùy theo mô hình chăn nuôi. Đối với gia đình anh, với sức ăn của đàn bò anh chỉ cần cho bò ngon, đủ no là chúng cho ra phân tốt. Sau đó lấy phân để nuôi trùn cho chăn nuôi. Vừa giảm chi phí thức ăn mà đầy đủ nguồn thức ăn.
Bò nuôi chủ yếu là giống bò 3B, thức ăn chăn nuôi hầu hết anh đều làm từ máy băm cỏ. Sau đó anh phối trộn kèm với các phụ phẩm tạo nguồn thức ăn vô cùng dinh dưỡng. Thức ăn thô xanh nên phân cho ra không bị hôi giống thức ăn công nghiệp.
Nuôi trùn đất chỉ cần nuôi trong vòng 1 tháng 20 ngày là có thể thu hoạch. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh thu 600 – 700 kg trùn quế, giá thị trường 30.000 – 40.000 đồng/kg. Trừ mọi chi phí, lãi khoảng 12 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, sau 3 tháng, gia đình anh thu hoạch được khoảng 70 tấn phân trùn quế. Ngoài ra, đem nguồn phân này bán cho các hộ dân bón cho cây trồng với giá 700 đồng/kg. Tính ra mỗi vụ thu về khoảng 80 triệu đồng từ nguồn thải này.
Nguồn thức ăn đơn giản
Anh Minh cũng chia sẻ, nuôi trùn cho chăn nuôi khá dễ. Thức ăn tốt nhất cho trùn là phân trâu, bò, lợn, gia cầm … Đặc tính của trùn là thường sống trong môi trường ẩm ướt. Chính vì vậy nước đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng, sinh sản và phát triển của chúng.
Tùy theo mùa và các loại thức ăn khác nhau, người nông dân cần tưới lượng nước phù hợp.
Dù phương pháp nuôi trùn rất đơn giản, nhưng bước đầu nên thử nghiệm với số lượng ít. Chừng nào quen tay rành việc mới nuôi với số lượng nhiều hơn. Mong quý bà con sớm gặt hái thành công với ngành nuôi mới mẻ này.