Các giai đoạn nuôi gà Mía
Chăm sóc gà Mía cần chia làm 3 giai đoạn: úm, phòng bị và đẻ trứng sinh sản. Tuy nhiên, nếu chăn nuôi gà thịt bạn chỉ cần phát triển qua 2 giai đoạn. Nếu muốn nhân giống và cho gà sinh sản thì mới cần chuyển sang giai đoạn thứ ba.
Giai đoạn úm
Giai đoạn úm là từ 1 tới 10 tuần tuổi. Giai đoạn này chăm sóc gà Mía quý vị nên nuôi nhốt hoàn toàn.
Thắp đèn để sưởi ấm cho gà. Thông thường sẽ tầm khoảng 2 bóng đèn 75W cho mỗi 100 con gà. Thức ăn nên được cho vào các máng rộng đặt trên mặt đất, thành thấp, đặt với tần suất dày.
Giai đoạn này nên cho ăn nhiều bữa. Mỗi bữa với lượng vừa phải để kích thích gà ăn nhiều hơn. Và tránh dùng máng treo vì gà còn nhỏ sẽ khó với tới để ăn được. Ngoài ra, giai đoạn này nên bổ sung thêm khoáng và vitamin E trộn vào thức ăn cho gà.
Giai đoạn phòng bị
Kết thúc giai đoạn úm sẽ chuyển sang giai đoạn phòng bị từ tuần thứ 11 – 21. Chọn các con gà giống tốt, sinh trưởng phát triển mạnh và tách riêng các con gà có dấu hiệu bị bệnh, hay kém phát triển.
Giai đoạn này sẽ tiến hành nuôi trong vòng 10 tuần.
Giai đoạn này, nên chăm sóc gà Mía theo phương thức bán chăn thả. Các máng ăn và máng nước nên được bố trí với mật độ thưa hơn giai đoạn úm lúc đầu. Đồng thời bạn có thể sử dụng cả dạng máng treo và máng đặt đều được.
Thức ăn cho gà Mía
Thức ăn cho gà Mía nên là thức ăn tự phối trộn, có nguồn gốc nông nghiệp. Bao gồm ngô, bột đỗ tương, cám gạo… Phối trộn theo tỉ lệ nhất định phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà. Tránh cho gà ăn chỉ một loại cám, sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho gà phát triển.
Cụ thể, thức ăn nuôi gà Mía bao gồm các nhóm sau:
- Thức ăn ngũ cốc và các loại củ: ngô, thóc gạo, cám, gạo xay; củ sắn, khoai, cao lương,.
- Thức ăn họ đậu: đỗ tương, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc vừng, khô dầu hướng dương…
- Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: bột cá, bột xương thịt, nhộng tằm, giun đất, giun quế,…
- Thức ăn giàu chất xơ: thân cây chuối, cỏ tự nhiên, rau muống, bèo, lá bắp cải, lá su hào…
Các loại nguyên liệu chế chế biến thức ăn chăn nuôi gà Mía phải được kiểm tra nghiêm ngặt. Tuyệt đối không dùng nguyên liệu bị ẩm, mốc, có lẫn kim loại, rơm rác, gỗ vụn…
Cách tự chế biến thức ăn nuôi gà Mía tại nhà
Tự chế biến thức ăn tại trang trại chăn nuôi, tạo thành mô hình chăn nuôi khép kín. Giúp bà con cân bằng dinh dưỡng, nuôi gà sạch bệnh, lớn nhanh, giảm chi phí đầu tư.
Các thiết bị hỗ trợ chăm sóc gà Mía như: Máy băm cỏ, máy băm nghiền, máy ép cám viên.
Tất cả các dòng máy này đều được công ty Bình Minh nghiên cứu, chế tạo, sản xuất với công suất cực kỳ đa dạng. Tùy thuộc vào quy mô và phương án nuôi gà Mía lâu dài, bà con chọn máy có công suất thích hợp.
Nhóm thức ăn cung cấp chất xơ nên được băm nhỏ, trộn thêm với cám, kích thích đàn gà ăn ngon miệng hơn.
Các nhóm thức ăn còn lại đem nghiền mịn thành dạng bột, phối trộn theo tỉ lệ nhất định.
Sau đó, cho vào máy ép cám viên, làm thành viên cám nén chặt cho gà ăn. Viên cám tự ép có dinh dưỡng cao lại an toàn, giá thành lại rẻ.
Để tối ưu công đoạn sản xuất, trang trại chăn nuôi gà Mía có thể tham khảo các thiết bị làm thành dây chuyền sản xuất cám viên . Ví dụ như:
Nước uống cho trang trại gà Mía
Bà con lưu ý nước cho gà uống nên là nước sinh hoạt sạch. Tránh cho gà uống các loại nguồn nước không đảm bảo, kém vệ sinh hay bị ô nhiễm. Các máng nước nên được đặt xen kẽ các máng ăn. Máng nước nên được vệ sinh và thay nước thường xuyên 2 lần mỗi ngày.
Vệ sinh chuồng trại gà Mía
Trong suốt quá trình chăn nuôi chăm sóc gà Mía, việc vệ sinh chuồng trại và các thiết bị chăn nuôi như: máng ăn, máng uống, cần được tiến hành kiểm tra thường xuyên. Định kì phun thuốc sát trùng để diệt các loại: mòng, muỗi, ve cho chuồng trại, tránh sự sinh sôi của các tác nhân gây bệnh này, đặc biệt là vào mùa hè. Tần suất phun thuốc sát trùng là khoảng 10 ngày/lần. Khi phun thuốc, bà con cần chú ý nên phun vào giữa buổi trưa, vào thời điểm nắng nhất, và phun từ trên xuống, phun vừa đủ ướt chuồng. Ngoài ra khi phun cần tránh phun trực tiếp vào gà.
Phòng bệnh trong trang trại chăn nuôi gà Mía
Tương tự như chăn nuôi lợn, vịt,ngan, trâu, bò,… hay bất kì loài vật nuôi nào khác thì việc phòng bệnh là rất quan trọng. Bạn nên tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh cho gà Mía theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương như: cúm gia cầm, newcastle, đậu, tụ huyết… để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.