Công thức phối trộn thức ăn cho Thỏ

Nuôi thỏ hiện đang là hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu nuôi thỏ bằng thức ăn công nghiệp thì hiệu quả kinh tế mang lại không cao do tốn quá nhiều chi phí vào thức ăn. Nếu dùng thức ăn tự phối trộn sẽ giúp giảm chi phí nuôi thỏ 15 – 20% so với sử dụng thức ăn công nghiệp. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại thức ăn và công thức phối trộn thức ăn cho thỏ qua từng giai đoạn phát triển

1. Nhóm thức ăn cho Thỏ

– Nhóm thức ăn xanh:  Đây là thức ăn chính của thỏ. Thức ăn thô xanh bao gồm các loại rau, lá cây như: rau lang, rau muống, rau cải, lá cây đậu ván, lá cây sắn dây, cỏ voi, cỏ sả… Nhóm thức ăn này cung cấp phần lớn chất xơ cho thỏ.
Nhóm củ quả: Cà rốt, khoai lang, khoai tây…
Nhóm thức ăn giàu tinh bột: gồm các loại ngô, lúa, khoai, sắn… Nhóm thức ăn giàu tinh bột cung cấp protein, các vitamin và khoáng chất tổng hợp.
Đối với thỏ nuôi theo hướng lấy thịt cần tăng lượng thức ăn tinh bột trong khẩu phần. Thỏ nuôi sinh sản cần giảm lượng thức ăn tinh bột để tránh làm thỏ mập dẫn đến hiện tượng vô sinh.
– Nhóm thức ăn bổ sung đạm: Gồm các loại bột cá, bột thịt, bánh dầu đậu nành, bánh dầu đậu phụng… Nếu thỏ mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi con thiếu chất đạm sẽ dẫn đến thỏ con sinh ra yếu, sức đề kháng kém, tỷ lệ sống của thỏ con thấp.

2. Công thức phối trộn thức ăn cho Thỏ

Mỗi lứa tuổi của thỏ có chế độ ăn và thành phần dinh dưỡng khác nhau. Sau đây là công thức phối trộn thức ăn cho thỏ qua từng giai đoạn phát triển:

Lứa tuổi

Thức ăn giàu

tinh bột

Thô xanh

Củ quả
1 – 2 tháng tuổi20 – 3060 – 13020 – 4510 – 15
2 – 3 tháng tuổi70 – 120200 – 30025 – 5025 – 35
3 – 5 tháng tuổi102 – 150300 – 40070 – 10030 – 40
Thỏ đực giống và thỏ đang mang thai150 – 200450 – 500150 – 20050
Thỏ đang nuôi con200 – 250600 – 800200 – 30070 – 100

Để phối trộn thức ăn cho thỏ một cách tốt nhất, bà con có thể sử dụng máy ép cám viên để tạo nên những viên cám có đầy đủ dinh dưỡng cho Thỏ

CHÚ Ý :

–    Đối với các loại rau xanh, lá cây cần được rửa sạch và phơi trong bóng mát để giảm lượng nước trước khi cho ăn. Không cho thỏ ăn các loại củ, rau non, mọng nước sẽ khiến thỏ dễ bị đầy bụng, tiêu chảy.
–    Không cho thỏ ăn hạt ngô, thóc ngâm.
–    Không nên cho thỏ ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày liên tiếp.
–    Nên cho ăn vào một giờ cố định để thỏ có phản xạ và tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng ở mức tối đa.
–    Nên cho thỏ ăn thức ăn tinh bột vào ban ngày, thức ăn thô xanh cho ăn chủ yếu vào buổi chiều và tối.

Thỏ là một loại gia súc yếu, rất nhạy cả, với các yếu tố ngoại cảnh, sức đề kháng của cơ thể kém, dễ nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Khi mắc bệnh thỏ dễ chết và có thể chết hàng loạt. Vì vậy, trong quá trình nuôi thương phẩm cần chú ý đến vệ sinh, phòng bệnh cho thỏ. Phương châm phòng bệnh chính là thực hiện 3 nguyên tắc: ăn sạch, ở sạch, uống sạch và đảm bảo môi trường chăn nuôi luôn sạch sẽ. Định kỳ bổ sung vitamin cho thỏ để tăng cường sức đề kháng và chống stress; đặc biệt, khi thời tiết và môi trường sống thay đổi cần bổ sung liên tục trong 3 – 5 ngày. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là sử dụng vaccine đối với một số bệnh thông thường và gây thiệt hại lớn. Ngoài ra, cần thường xuyên theo dõi đàn thỏ để phát hiện, nuôi nhốt riêng và điều trị kịp thời; không nuôi nhốt chung thỏ với các loại vật nuôi khác.

Định kỳ hàng tháng phun thuốc khử trùng một lần; nên rắc vôi khử trùng tiêu độc. Cần tránh cho người lạ ra vào khu chăn nuôi đề phòng lây bệnh từ người sang thỏ. Hàng ngày phải quét dọn phân, rác đọng ở đáy, góc chuồng.

Kính chúc bà con chăn nuôi thành công !