Cách Tự Chế Biến Thức Ăn Cho Tôm

tự chế biến thức ăn cho tôm

Trong chăn nuôi thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của thủy hải sản nói chung và của tôm nói riêng. Trong khi đó thức ăn lại chiếm tỷ lệ cực cao khoảng 50-80% trong tổng chi phí chăn nuôi. Trong điều kiện hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cao, việc tự sản xuất thức ăn tại chỗ là một vấn đề được đặt ra cấp thiết do nhu cầu thực tế, đặc biệt là đối với cụm dân cư nông thôn vùng sâu, vùng xa. Bởi vậy bà con chăn nuôi nên tham khảo về một số công thức và cách tự chế biến thức ăn cho tôm để vừa đảm bảo chất lượng, vừa tiết kiệm tối đa chi phí

Các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn cho tôm được tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có như đậu nành, cám gạo, bột mì…và các loại phụ phẩm khác (cá tạp, ruốc khô, cá khô…), có bổ sung các chất phụ gia (tác dụng ổn định thức ăn, tạo mùi vị, ngăn ngừa sự phân hủy trong quá trình bảo quản, hoặc để cải thiện sức khỏe cho tôm nuôi).

Đối với các nguyên liệu khô

Công thức tham khảo

Người nuôi có thể áp dụng một trong các công thức sau tùy theo mức độ sẵn có của các nguyên liệu. Hàm lượng protein của thức ăn sau khi chế biến đạt từ 28 – 35%

Công thức 1:

Bột cá khô 30% + Bột ruốc 23% + Cám gạo 26% + Bột gạo lứt 18% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

Công thức 2:

Bột cá khô 30% + Bột đậu nành 29% + Bột khô dừa 3% + Cám gạo 20% + Bột mì 15% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

Công thức 3:

Bột cá khô 27% + Bột ruốc 20% + Cám gạo 30% + Bột gạo lứt 20% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

Công thức 4:

Bột cá khô 27% + Bột đậu nành 25% + Bột khô dừa 5% + Cám gạo 25% + Bột mì 15% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

Công thức 5:

Bột cá khô 25% + Bột ruốc 17% + Cám gạo 35% + Bột gạo lứt 20% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

Công thức 6:

Bột cá khô 25% + Bột đậu nành 23% + Bột khô dừa 5% + Cám gạo 30% + Bột mì 14% + Chất phụ gia (premix, chất kết dính…) 3%.

thức ăn cho tôm

Cách làm cám viên

Bước 1 (nghiền):

Các nguyên liệu đạm tươi như cá, đầu tôm,… đem phơi khô hoặc dùng máy sấy sấy khô, sau đó sàng để loại bỏ tạp chất, rác bẩn, tiếp theo cho vào máy nghiền để nghiền thành bột.

Các nguyên liêu tinh bột như gạo, mì, đậu nành, ngô (bắp),… ta đưa luôn vào máy nghiền để nghiền thành bột.

Bước 2 (trộn):

Các nguyên liệu trên sau khi đã nghiền, đem đổ vào máy trộn để trộn lẫn với nhau cùng với nước hoặc các chất phụ gia như premix, bột gòn, chất kết dính…để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng trong nguyên liệu được đều nhau.

Bước 3 (tạo viên):

Sau khi trộn đều các nguyên liệu với nhau thì đưa vào máy đùn viên thức ăn chăn nuôi để ép thành cám viên dinh dưỡng.

Bước 4 (sấy hoặc phơi):

Đem sản phẩm đã tạo viên sấy (hoặc phơi) và bảo quản sử dụng cho tôm ăn.

cho tôm ăn

Đối với các loại nguyên liêu tươi kết hợp nguyên liệu khô

Công thức tham khảo

Có thể áp dụng một trong các công thức sau tùy theo mức độ sẵn có của các nguyên liệu. Hàm lượng protein của thức ăn sau khi chế biến đạt từ 28 – 35%

công thức phối trộn

Cách làm cám viên

Bước 1 (loại bỏ tạp chất):

Nguyên liệu khô như cám gạo, ngô (bắp), bột mì, bột gòn, đỗ tương, và nguyên liệu tươi như cá (đã hấp hoặc sấy khô) được để riêng và tiến hành rửa sạch, sàng lọc loại bỏ những phần kém chất lượng, hư hỏng hay ôi thiu.

Bước 2 (nghiền):

Các nguyên liệu trên sau khi được loại bỏ tạp chất, đem từng loại nguyên liệu nghiền nhỏ. Nguyên liệu khô thì nghiền khô, còn nguyên liệu tươi thì dùng máy xay đa năng xay nhỏ.

Bước 3 (trộn):

Đem nguyên liệu khô đã nghiền khô; nguyên liệu tươi đã nghiền và chà tách xương, vẩy; cùng với các chất phụ gia (premix, chất kết dính…) dùng máy trộn nguyên liệu trộn đều với nhau.

Bước 4 (tạo viên):

Hỗn hợp trên sau khi được phối trộn với nhau đưa vào máy ép cám viên để nghiền ép thành viên.

Bước 5 (gia nhiệt và sấy):

Cuối cùng đưa sản phẩm đã tạo viên phơi khô hoặc dùng máy sấy đa năng sấy khô ta được sản phẩm làm thức ăn cho tôm.

Trên đây là một số công thức cũng như cách làm thức ăn chăn nuôi cho tôm nói riêng và cho thủy hải sản nói chung để quý khách tham khảo. Ngoài ra quý khách cũng có thể áp dụng cách làm này để làm cám viên cho thủy hải sản, gia súc, gia cầm: cá, ba ba, ếch,….chỉ cần thay đổi nguyên liệu cũng như công thức phối trộn phù hợp với từng loại vật nuôi.