Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ, đặc điểm này tạo thuận lợi cho nước ta có nguồn thực vật đa dạng, đồi dào và phong phú, đặc biệt là các loại dược liệu. Hiện nước ta có một nguồn dược liệu tự nhiên phong phú với khoảng 5.117 loài loài thực vật có công dụng làm thuốc. Để tiện cho việc sử dụng thì hầu hết các dược liệu đều cần phải làm khô, sấy khô để bảo quản.
Cách phơi dược liệu
Bởi vai trò và nhu cầu sử dụng lớn, dược liệu cần được phơi sấy đúng quy trình để giữ được chất lượng, giá trị cũng như bảo quản được trong khoảng thời gian đủ dài để sử dụng. Riêng đối với các sản phẩm là dược liệu, đầu tiên bạn cần phải biết cách phơi dược liệu đúng cách. Có nhiều cách để phơi dược liệu như: phơi dược liệu dưới ánh nắng mặt trời, phơi dược liệu trong bóng râm.
Phơi dược liệu dưới nắng
Yêu cầu sân phơi phải sạch sẽ, khi phơi phải đãi mỏng dược liệu và thường xuyên đảo để dược liệu chóng khô và khô đều. Đây là phương pháp thông dụng vì có thể áp dụng cho nhiều loại dược liệu. Có thể phơi dược liệu trên giàn, mẹt hoặc che vải, lưới mỏng để tránh những tác nhân khác gây hỏng dược liệu như chó mèo, gà, chim, ruồi nhặng..
Đặt hơi cao hơn so với mặt đất để có sự lưu thông không khí, phơi trực tiếp dược liệu dưới ánh nắng mặt trời và thường xuyên đảo dược liệu mỗi 20 phút để dược liệu được khô đều.
Thời gian phơi có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày tùy theo từng loại dược liệu và đặc biệt là phụ thuộc vào thời tiết.
Sau khi phơi dược liệu, cần làm sạch dược liệu, phân loại dược liệu riêng từng loại để giữ được chất lượng thành phẩm.
Phơi dược liệu trong bóng râm
Có thể trải dược liệu như cách phơi dưới mặt trời hoặc buộc thành bó nhỏ rồi treo hoặc vắt trên dây thép. Việc làm khô thường được tiến hành trong các lều xung quanh không kín.
Phơi trong bóng râm thường được áp dụng với các dược liệu là hoa để bảo vệ màu sắc các dược liệu chứa tinh dầu.
Tuy nhiên, hai phương pháp trên đều là cách làm thủ công với nhiều nhược điểm. Rất bị động, phụ thuộc vào thời tiết, độ ẩm và môi trường xung quanh nên tốn kém thời gian làm khô hoàn toàn. Nhất là với khí hậu nhiệt đới có mưa bão nhiều như ở Việt Nam Dược liệu dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn, vi sinh vật, ruồi nhặng gây hại làm ảnh hưởng đến chất lượng.
Bởi vậy công ty Bình Minh đã chế tạo và sản xuất dòng máy mấy đa năng giúp sấy khô mọi loại nguyên liệu như hoa quả, dược liệu, thảo dược, thịt cá, rau củ,…
Cách sấy khô dược liệu
Sấy là phương pháp làm khô dược liệu chủ động bằng không khí nóng. Nên sử dụng máy sấy để đảm bảo chất lượng và năng suất cao, ổn định với các bước sau
Chuẩn bị nguyên liệu
Để có được loại dược liệu chất lượng, chúng ta cần phải chuẩn bị nguyên liệu rất kỹ càng và tỉ mỉ. Cần phải lựa chọn những loại dược liệu tươi, không bị dập nát, úa thối hoặc bị sâu bệnh.
Sơ chế nguyên liệu
Tất cả các loại dược liệu đều cần được phân loại kỹ càng, nhặt tạp chất và rửa sạch bụi bẩn một cách nhẹ nhàng, tránh làm dập dược liệu.
Sau khi rửa xong, vớt ra để ráo nước và cắt khúc nhỏ rồi chia đều ra từng khay với các loại dược liệu khác nhau.
Thực hiện sấy khô
Xếp đều dược liệu vào khay sấy, không nên xếp chồng chéo và quá dày sẽ khiến việc sấy không đảm bảo. Nên xếp lớp mỏng, giữ khoảng cách để cho các nguyên liệu thoáng và nhanh khô.
Khi đã cho khay sấy vào trong máy sấy đa năng , chúng ta tiếp tục tiến hành cài đặt nhiệt độ, độ ẩm và thời gian phù hợp với từng loại dược liệu. Trong cách sấy khô dược liệu nhiệt độ thường sẽ ở mức từ 40 đến 70 độ C và được chia thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn sấy đầu tiên sẽ cài đặt ở mức 40 – 50 độ C.
+ Giai đoạn sấy thứ hai cài đặt tiếp nhiệt độ ở mức 50 – 60 độ C.
+ Giai đoạn sấy thứ ba nhiệt độ sẽ cài ở mức 60 – 70 độ C.
Riêng với các loại dược liệu có chứa nhiều tinh dầu, hoạt chất dễ bị phân hủy khi ở nhiệt độ cao hoặc dược liệu có hoạt chất dễ bị bay hơi, không được sấy ở nhiệt độ trên 40 độ C.
Mặc dù cần có chi phí đầu tư nhà máy sấy nông sản ban đầu, nhưng lại mang lại hiệu quả lớn với năng suất cực cao.
Cách bảo quản dược liệu sau khi sấy
Thông thường chúng được bảo quản trong các túi zip hoặc hút chân không thì càng tốt. Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ẩm thấp.
Độ ẩm chung phù hợp để bảo quản dược liệu thường là 60-65%.
Nhiệt độ thích hợp bảo quản dược liệu là 25 độ C, tránh để nhiệt độ lên quá cao.
Dược liệu nên được đóng gói tránh các loại côn trùng, không để chung nhiều loại dược liệu có thời hạn bảo quản khác nhau.
Quy trình bảo quản dược liệu cần được diễn ra đúng quy tắc, cẩn thận để tránh hư hỏng, ẩm mốc.
Ưu điểm khi sử dụng máy sấy
- Tăng chất lượng sản phẩm sấy khô bất kể thời tiết nắng mưa.
- ️Đảm bảo 100% vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng thời gian bảo quản thực phẩm lên rất nhiều lần.
- Tăng sản lượng sản xuất ra sản phẩm sấy.
- Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm sấy rất cao.
Chúc các bạn lựa chọn được phương pháp sấy khô dược liệu phù hợp.