I. Chủng loại thức ăn phối hợp
Thức ăn phối hợp cho vịt có thể chia là mấy loại như sau:
1.Thức ăn phối hợp toàn giá trị
Chủng loại và số lượng có chứa thành phần dinh dưỡng trong thức ăn phối hợp toàn giá trị đều có thể thỏa mãn nhu cầu của vịt đẻ.
2.Thức ăn cô đặc
Thức ăn cô đặc là loại thức ăn phối hợp được tạo nên trong công thức ăn toàn giá trị đã loại bỏ ngô và cao lương ( có khi còn loại bỏ cả một bộ phận thức ăn protein). Thức ăn cô đặc chiếm khoảng từ 15% – 50% thức ăn toàn giá trị.
3.Thức ăn trộn sẵn
Thức ăn trộn sẵn là loại thức ăn hỗn hợp được tạo nên trong công thức ăn protein như các loại khô, bã. Trong đó chứa các loại khoáng chất và chất bổ sung khác. Thức ăn trộn sẵn lại được chia làm hai loại là thúc ăn trộn sẵn vô cơ (bao gồm thức ăn trộn sẵn thuộc thức ăn khoáng chất toàn phần, chiếm khoảng 5% – 10% thức ăn toàn giá trị toàn phần) và thức ăn trộn sẵn (không bao gồm chất khoáng bằng lượng chủ yếu, như thức ăn trộn sẵn của thức ăn canxi, photpho, chủ yếu là chất hỗn hợp của nhiều loại như chất khoáng vi lượng, vitamin, chất bổ sung vi lượng khác và chất truyền tải hoặc chất pha loãng, chúng chiếm khoảng từ 0.5% – 5% thức ăn toàn giá trị.
Dựa theo hình dạng thức ăn chăn nuôi còn có thể chia thức ăn phối hợp thành loại bột và loại hột.
II. Thiết kế công thức phối hợp và pha chế khẩu phần thức ăn chăn nuôi hàng ngày
1.Phối hợp pha chế khẩu phần thức ăn hàng ngày
Thiết kế một cách hợp lý công thức pha chế thức ăn là một khâu quan trọng để chăn nuôi vịt một cách khoa học. Khi thiết kế công thức ăn pha chế thức ăn chăn nuôi vừa phải xem xét tới nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm sinh lý của vịt, lại vừa phải sử dụng một cách hợp lý các loại nguồn thức ăn, mới có thể thiết kế ra công thức pha chế thức ăn đạt được hiệu quả chăn nuôi và lợi ích kinh tế tốt nhất. Thiết kế công thức pha chế thức ăn chăn nuôi là một công tác có tính kĩ thuật và tính thực tiễn rất cao, không những đòi hỏi phải có kiến thức về khoa học dinh dưỡng và chế biến thức ăn nhất định,mà còn đòi hỏi phải có một kinh nghiệm thực tiễn chăn nuôi nhất định. Thực tiễn đã chứng minh, căn cứ vào chất dinh dưỡng quy định trong tiêu chuẩn chăn nuôi để cung cấp lượng thức ăn chăn nuôi vịt, sẽ có lợi cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và lợi ích về kinh tế trong chăn nôi gia cầm. Nhưng khi thiết kế công thức ăn pha chế thức ăn chăn nuôi trong thực tiễn sản xuất, còn phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể như chủng loại vịt nuôi, thời kỳ sinh trưởng, tính năng sản xuất, nhiệt độ môi trường, điều kiện đề phòng dịch bệnh và giá cả thức ăn, thành phần dinh dưỡng thực tế, giá trị dinh dưỡng cụ thể trong thức ăn, mà biến động thương ứng theo những số liệu liệt kê trong tiêu chuẩn chăn nuôi, để thiết kế ra công thức ăn pha chế ra thức ăn toàn giá trị (toàn phần), có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của vịt. Để phối trộn nguyên liệu tốt nhất cho vịt bà con nên tham khảo sử dụng các dòng máy ép cám viên, máy trộn nguyên liệu, máy nghiền, máy băm chuối, máy xay nghiền đa năng.. hỗ trợ bà con trong việc băm, nghiền, trộn, ép nguyên liệu làm thức ăn cho vật nuôi hiệu quả cao như cám công nghiệp lại đảm bảo an toàn không chất kích thích, chất bảo quản.
1.1. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần thức ăn chăn nuôi
Khi pha chế khẩu phần thức ăn chăn nuôi phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a/ Phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vịt: Khi thiết kế công thức pha chế thức ăn chăn nuôi, trước hết phải hiểu rõ đối tượng chăn nuôi mà lựa chọn tiêu chuẩn chăn nuôi thích hợp. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tình hình cụ thể về tình hình sinh trưởng hay tính năng sản xuất của vịt trong thực tiễn chăn nuôi mà có sự điều chỉnh thích hợp.
b/ Phù hợp với đặc điểm sinh lý về tiêu hóa của vit: khi pha chế khẩu phần thức ăn thì việc lựa chọn nguyên liệu thì vừa phải đáp ứng nhu cầu của vịt lại vừa phải thích ứng với đặc điểm sinh lý về tiêu hóa vịt, bao gồm khẩu vị thức ăn, dung trọng, hàm lượng chất sơ thô…
c/ Phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thức ăn: Thức ăn pha chế theo công thức phải phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thức ăn của nhà nước, điều đó đòi hỏi khi lựa chọn nguyên liệu thức ăn phải khống chế các chất đọc hại, tổng số nấm mốc, muối, ki loại nặng… không được vượt quá tiêu chuẩn quy định.
d/ Phù hợp với nguyên tắc kinh tế: Phải có biện pháp phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng đầy đủ nguồn thức ăn tại địa phương, nguyên liệu phổ biến thức ăn chăn nuôi phải đa dạng và phải xét tới giá cả thức ăn, để hạ thấp giá thành chế biến thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.2. Khi pha chế thức ăn phải nắm vững các tham số sau
Lượng nhu cầu dinh dưỡng tương ứng (tiêu chuẩn chăn nuôi).
Hàm lượng giá trị dinh dưỡng của thức ăn đã dùng ( xem biểu về thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn).
Giá cả nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn.
Ngoài ra còn phải nắm được tỷ lệ pha chế các loại thức ăn nuôi vịt qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Bảng 1 liệt kê phạm vi tỷ lệ pha chế thức ăn thường dùng cho vịt
Bảng 1. Phạm vi tỷ lệ pha chế thức ăn thường dùng trong các giai đoạn sinh trưởng của vịt | ||||
Thức ăn | Thời kỳ nuôi vịt con | Thời kỳ nuôi vịt trưởng thành | Thời kỳ nuôi vịt đẻ | Thời kỳ nuôi vịt lấy thịt |
Loại hạt ngũ cốc | 65 | 60 | 50 – 70 | |
Ngô | 35 – 65 | 35 – 60 | 5 – 10 | 50 – 70 |
Cao lương | 5 – 10 | 15 – 20 | 5 – 10 | 5 – 10 |
Tiểu mạch | 5 – 10 | 5 – 10 | 5 – 10 | 10 – 20 |
Đại mạch | 10 – 20 | 10 – 20 | 10 – 20 | 1 – 5 |
Tấm gạo | 10 – 20 | 10 – 20 | 10 – 20 | 10 – 30 |
Loại protein thực vật | 25 | 15 | 20 | 35 |
Khô đậu | 10 – 25 | 10 – 15 | 10 – 25 | 20 – 35 |
Khô lạc | 2 – 4 | 2 – 6 | 5 – 10 | 2 – 4 |
Khô hạt bông | 3 – 6 | 4 – 8 | 3 – 6 | 2 – 4 |
Khô vừng | 4 – 8 | 4 – 8 | 3 – 6 | 4 – 8 |
Loại protein động vật | Dưới 10 | |||
Loại lúa mạch đường | Dưới 5 | 10 – 30 | Dưới 5 | 10 – 20 |
Thức ăn thô | Bột cỏ linh lăng loại tốt độ 5 | |||
Thức ăn xanh | Thức ăn xanh khoảng 10 – 30 lượng thức ăn hàng ngày | |||
Loại khoáng chất | 1.5 – 2.5 | 1 – 2 | 6 – 9 | 1 – 2 |
2.Thiết kế công thức pha chế thức ăn
Hiện nay có rất nhiều phương pháp thiết kế công thức pha chế thức ăn, chủ yếu có phương pháp thủ công và phương pháp tính bằng điện toán
Phương pháp tính bằng điện toán là sử dụng máy vi tính để tiết kế công thức pha chế thức ăn giá trị có giá thành thấp, phần mềm về mặt này khai thác rất nhanh, kỹ thuật cũng đã rất thuần thục, các nhân viên hữu quan chỉ cần nắm được những kiến thức căn bản về máy vi tính là có thể thao tác. Nhưng trước hết cần phải nắm vững kiến thức khoa học về dinh dưỡng và thức ăn cho vật nuôi. Như vậy quá trình thiết kế công thức mới có thể áp dụng vào tình hình cụ thể mà kịp thời điều chỉnh tham số , làm cho công thức khoa học và hoàn thiện hơn.
Phương pháp tính toán thủ công có phương pháp thử hiệu số, phương pháp hệ phương trình và phương pháp đan xen chữ thập. Trong đó phương pháp thử hiệu số là phổ biến nhất hiện nay. Cách làm cụ thể là: Trước hết căn cứ tiêu chuẩn quy định chăn nuôi, sơ bộ lấy ra một tỷ lệ các nguyên liệu thức ăn, sau đó dùng tỷ lệ của mỗi loại nhân với nhân với tỷ lệ phần trăm hàm lượng các loại thành phần dinh dưỡng chứa trong nguyên liệu đó, rồi đem tích của thành phần dinh dưỡng chứa trong nguyên liệu cộng lại với nhau, thì được tổng số mỗi loại dinh dưỡng của công thức đó. Sau đó đem kết quả so sánh với tiêu chuẩn thức ăn, nếu có bất cứ một loại thành phần dinh dưỡng nào vượt quá hoặc không đủ, thì có thể tiến hành điều chỉnh tỷ lệ nguyên liệu bằng cách cộng trừ tương ứng hay tính toán lại, cho đến khi chỉ tiêu dinh dưỡng cơ bản thỏa mãn yêu cầu mới dừng lại.
Các bước tính toán như sau:
Bước 1: Tra tiêu chuẩn chăn nuôi, xác định số nguyên liệu sử dụng và tra ra hàm lượng của các loại thành phần dinh dưỡng, xem Bảng 2.
Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn | ||||
Thức ăn | Năng lượng chuyển hóa (Mj/kg) | Protein thô (%) | Canxi (%) | Photpho (%) |
Thóc | 10.969 | 7.8 | 0.78 | 0.26 |
Ngô | 13.356 | 9 | 0.03 | 0.28 |
Tiểu mạch | 12.142 | 12.6 | 0.06 | 0.32 |
Cám mạch | 8.667 | 16 | 0.34 | 1.05 |
Khô lạc | 10.132 | 47.4 | 0.22 | 0.61 |
Bột cá | 8.583 | 60.8 | 6.78 | 3.59 |
Bột vỏ sò, ốc | – | – | 46.46 | – |
Bước 2: Xác định tỷ lệ hạn chế thức ăn
Bột cá có giá trị tương đối cao, không được vượt 5%, cao lương không chứa chất vitamin, không được vượt quá 10%, bột có khẩu vị kém, hơn nữa hàm lượng chất sơ thô cao, không nên vượt quá 8%.
Bước 3: Dựa theo nhu cầu của năng lượng chuyển hóa và protein thô cao để cân bằng 2 tiêu chí đó, cuối cùng dùng thức ăn khoáng chất để cân bằng mức canxi và photpho. Nếu có điều kiện có thể bổ sung thêm acid amin, nguyên tố vi lượng và vitamin (xem Bảng 3)
Bảng 3. Thành phần khẩu phần thức ăn chế thử | |||||
Thức ăn | Tỷ lệ hợp thành (%) | Năng lượng chuyển hóa (Mj/kg) | Protein thô (%) | Canxi (%) | Photpho (%) |
Ngô | 30 | 4.006 | 9.0×0.3=2.70 | 0.03×0.30=0.009 | 0.28×0.30=0.084 |
Thóc | 20 | 2.193 | 7.8×0.20=1.56 | 0.05×0.20=0.01 | 0.26×0.20=0.052 |
Tiểu mạch | 20 | 2.428 | 12.6×0.20=2.52 | 0.06×0.2=0.012 | 0.32×0.20=0.052 |
Cám mạch | 10 | 0.866 | 16.0×0.10=1.60 | 0.34×0.10=0.034 | 1.05×0.10=0.061 |
Khô lạc | 10 | 1.013 | 47.4×0.0=4.74 | 0.22×0.10=0.022 | 0.61×0.10=0.061 |
Bột cá | 5 | 0.557 | 60.8×0.05=3.04 | 6.78×0.05=0.339 | 3.59×0.05=0.180 |
Bột vỏ trai, ốc… | 5 | – | – | 46.46×0.05=2.323 | – |
Cộng | 100 | 11.063 | 16.16 | 2.749 | 0.546 |
Yêu cầu | 100 | 11.304 | 16 | Tỷ lệ canxi, photpho là 5:1 | |
Chênh nhau | 0 | -0.241 | 0.16 |
Bước 4: Sau khi lần lượt cộng với các loại chất dinh dưỡng rồi so sánh với yêu cầu (hoặc tiêu chuẩn chăn nuôi), rồi lại điều chỉnh. Qua bảng 3 tính toán được biết , so sánh với yêu cầu, năng lượng chuyển hóa ít hơn 0.241 Mj/kg, protein thô nhiều hơn 0.16%, vì thế phải nâng cao tỷ lệ của ngô hạt, thấp tương ứng tỷ lệ của các thức ăn khác.
Hàm lượng của năng lượng trong khẩu phần thức ăn sau khi điều chỉnh về cơ bản phù hợp với yêu cầu. Xem Bảng 4.
<td “>1.05×0.05=0.053
Bảng 4. Thành phần khẩu phần thức ăn sau khi điều chỉnh | |||||
Thức ăn | Tỷ lệ hợp thành (%) | Năng lượng chuyển hóa (Mj/kg) | Protein thô (%) | Canxi (%) | Photpho (%) |
Ngô | 35 | 4.675 | 9.0×0.35=3.150 | 0.03×0.35=0.011 | 0.28×0.35=0.098 |
Thóc | 19 | 20084 | 7.8×19=1.482 | 0.05×0.19=0.1 | 0.26×0.19=0.049 |
Tiểu mạch | 22 | 2.671 | 12.6×0.22=2.772 | 0.6×0.22=0.013 | 0.32×0.22=0.070 |
Cám mạch | 0.433 | 16.0×0.05=0800 | 0.34×0.05=0.017 | ||
Khô lạc | 9 | 0.912 | 47.4×0.09=4.266 | 0.22×0.09=0.02 | 0.61×0.09=0.055 |
Bột cá | 5 | 0.557 | 60.8×0.05=3.04 | 6.78×0.05=0.339 | 3.59×0.05=0.180 |
Bột vỏ trai, ốc… | 5 | – | – | 46.46×0.05=2.323 | – |
100 | 11.332 | 15.51 | 2.733 | 0.505 | |
Yêu cầu | 100 | 11.304 | 16 | Tỷ lệ canxi, photpho là 5:1 Tỷ lệ canxi, photpho thực tế là 5,4:1 | |
Chênh nhau | 0 | 0.028 | -0.49 |
Công thức pha chế thức ăn cho vịt đẻ xem bảng 5.
<td “>-<td “>0.1 <td “>0.6
Bảng 5. Công thức chế biến thức ăn cho vịt đẻ | |||||||||
Từ 0-2 tuần tuổi | Từ 3-8 tuần tuổi | Từ 9-20 tuần tuổi | Vịt đẻ trứng | ||||||
Thức ăn | Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 3 |
Ngô | 36 | 36.6 | 40 | 40 | 37 | 37 | 57.5 | 55 | 43 |
Đại mạch | 19 | – | 18.3 | – | 11 | – | – | – | 22 |
Thóc | – | 13.1 | – | 11.7 | – | 4.5 | – | – | – |
Gạo lứt | 7 | 12 | 6 | 11.3 | 10 | 12.5 | – | – | – |
Khô đậu | 17.3 | 7 | 10.3 | – | 6.5 | – | 8.3 | 16.7 | 15 |
Khô lạc | – | 11.8 | – | 11.3 | – | 6.5 | 5 | – | – |
Khô hạt bỏng | – | – | 4 | 4 | 3 | 3.5 | 5 | – | 3 |
Khô hạt cải | 4.5 | 4.6 | 4.2 | 4.2 | 5 | 4 | 4 | 5 | 4 |
Cám gạo | 3.5 | 3 | 4.9 | 4.9 | 11.7 | 14.7 | – | – | – |
Cám mạch | 6 | 5 | 6.7 | 6.7 | 13.4 | 14.9 | 7 | 10 | – |
Bột cá | 5 | 5 | 4 | 4 | – | 5 | 5 | 5 | |
Bột xương | 0.95 | – | 1.2 | – | 0.9 | 0.8 | 1.5 | 1 | 1.5 |
Calcium hydrogen carbonate | – | 0.8 | – | 0.8 | 1.1 | 1.2 | 6.5 | 7 | 4.2 |
Bột cá | 0.35 | 0.35 | 0.2 | 0.2 | 0.2 | 0.3 | 0.3 | ||
Muối ăn | 0.2 | 0.2 | 0.2 | 0.2 | 0.2 | 0.2 | Cho riêng | Cho riêng | 2 |
Chất trộn sẵn | 0.2 | 0.2 | 0.2 | 0.1 | – | – | – | – | – |
Năng lượng chuyên hóa (Mj/kg) | 11.51 | 11.51 | 11.51 | 11.51 | 11.3 | 11.3 | 11.46 | 11.3 | 11.35 |
Protein thô | 20 | 20 | 18 | 18 | 15 | 15 | 17.8 | 18.4 | 19 |
Canxi | 0.91 | 0.92 | 0.81 | 0.8 | 0.81 | 0.81 | 3.3 | 3.14 | 2.74 |
Photpho | 0.46 | 0.46 | 0.46 | 0.45 | 0.46 | 0.54 | 0.5 | 0.64 | 0.5 |
Lysine | 0.92 | 0.62 | 0.78 | 0.69 | 0.56 | – | – | 1.29 | 0.87 |
Methio ninet cystine | 0.73 | 0.7 | 0.6 | 0.6 | 0.5 | 0.5 | – | 0.57 | 0.63 |
III. Quy tắc sử dụng thức ăn xanh an toàn và nhũng điều cần chú ý khi sử dụng
1.Quy tắc sử dụng thức ăn xanh an toàn
Xây dựng vùng cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn xanh an toàn, không hại đến môi sinh, khi sử dụng những nguyên liệu làm thức ăn chứa thành phần có hại như khô hạt cái khô hạt bông cần phải qua xử lý độc.Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản nguyên liệu làm thức ăn mang tính động vật phải chú ý bảo quản tránh bị ô nhiễm của vi sinh vật gây bệnh.
Sau khi làm tốt công tác kiểm tra nguyên liệu làm thức ăn, trước khi nhập kho bảo đảm hàm lượng nước từ 12.0 đến 12.5%, tạp chất không được quá 2%, hàm lượng alfatoxim và chỉ tiêu vệ sinh calcium hydrogen phophate và bột đá phải phù hợp với chỉ tiêu quy định của nhà nước, hàm lượng canxi trong bột đá và hàm lượng canxi, photpho trong calcium hydrogen phophate phải lấy trị số đo thực tế làm chuẩn, thức ăn loại khô, bã các loại và hàm lượng, phẩm chất của protein động vật phải xác định rõ, còn các thành phần có hại như thủy ngân, chì, acsen (thạch tín), flo thì chấp hành theo tiêu chuẩn của nhà nước.
Phải chấp hành nghiêm các quy định về quản lí thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Khi pha chế thức ăn cho vịt đẻ phải lấy ngô, khô (bã) đậu làm nguyên liệu chính (có thể sử dụng các dòng máy nghiền, xay nghiền hỗ trợ bà con phối trộn nguyên liệu tốt hơn). Các sản phẩm phụ của công nghiệp pha chế thuốc đều không được sử dụng để nuôi vịt.
2.Những điều cần lưu ý khi pha chế thức ăn xanh an toàn
Lựa chọn chính xác tiêu chuẩn chăn nuôi: Trong chăn nuôi vịt yêu cầu khi sử dụng công thức pha chế thức ăn một cách khoa học, cần phải xem xét tới các giai đoạn sản xuất và trình độ sản xuất, lựa chọn chính xác tiêu chuẩn chăn nuôi thích ứng.
Nắm chắc hàm lượng dinh dưỡng của các loại nguyên liệu: Tốt nhất trước khi pha chế thức ăn phải tiến hành kiểm tra thực tế, đồng thời tìm hiểu đầy đủ nguồn gốc nguyên liệu, tra chuẩn xác hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nguyên liệu.
Thức ăn chọn dùng yêu cầu có chất lượng tốt: Những thức ăn để bảo quản quá lâu, các chất vitamin bị mất nguồn dinh dưỡng, loại thức ăn này dễ khiến cho vịt bị chứng thiếu dinh dưỡng, vì thế không nên dùng.Đồng thời cũng không nên dùng thức ăn bị chua, bị mốc và biến chất.
Sử dụng thiết bị và phương pháp gia công hợp lí: Khi gia công chế biến thức ăn, do chịu sự ảnh hưởng của thiết bị gia công, điều kiện môi trường và của nhân viên gia công sẽ xảy ra hiện tượng thức ăn sau khi gia công không phù hợp với yêu cầu, nếu sử dụng lâu dài loại thức ăn này sẽ làm vịt mắc chứng thiếu dinh dưỡng, đem lại tổn thất cho sản xuất.
Chú ý khẩu vị của thức ăn: chú ý chất lượng và khẩu vị, đối với những thức ăn có giá trị dinh dưỡng tương đối cao nhưng khẩu vị kém phải hạn chế dùng nó.
Trộn gia tăng chủng loại thức ăn: Trong điều kiện cho phép, chủng lọi chế biến thức ăn nên trộn nhiều một chút , điều đó có lợi cho việc hoàn thiện và cân bằng chất dinh dưỡng, nâng cao giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Chú ý thành phần nước trong thức ăn: Nếu hàm lượng nước trong thức ăn cao thì các chất khô sẽ giảm đi tương ứng nên phải sử dụng hàm lượng nước ở phạm vi quy định. Cũng có thể căn cứ hàm lượng nước của mẫu thức ăn, dựa theo tỷ lệ mà gia tăng số lượng thức ăn đó.
Nghiêm túc thực hiện tỷ lệ pha chế quy định: Khi pha chế khẩu phần thức ăn, phải nghiêm túc tiến hành tính toán liều lượng hoặc cân, đong các loại thức ăn để tiến hành pha chế chuẩn xác theo tỷ lệ quy định.
Thức ăn cần phải trộn đều: Thức ăn pha chế do nhiều loại thức ăn đơn chất hỗn hợp mà thành, có loại sử dụng số lượng ít, cho nên cần phải trộn đều, đặc biệt là đối với các nguyên tố vi lượng, vitamin và chất kháng sinh, trước hết sau khi pha trộn với phụ liệu rồi trộn đều với thức ăn khác.
Bảo đảm độ ổn định về chất lượng thức ăn, nguyên liệu thức ăn, sự hợp lí của phương pháp gia công thức ăn, sự ổn định về số lượng và chất lượng của thức ăn chăn nuôi. Để đảm bảo sự ổn định và chất lượng thức ăn bà con nên tìm hiểu đầu tư các dòng máy nông nghiệp phục vụ chăn nuôi như máy ép cám viên, máy nghiền, máy xay nghiền,…
Chúc bà con chăn nuôi hiêu quả và thành công!