Bạn Đã Biết Cách Tận Dụng Các Phế Phẩm Nông Nghiệp Như Rơm Rạ, Xơ Dừa, Bã Mía (Phần 2)

II.Bã mía

1.Bã mía là gì?

Cây mía sau khi được ép lấy nước hoặc sản xuất đường thì cho ra phần xơ còn lại của thân gọi là bã mía (xác cây mía). Thành phần chính bao gồm sợi xơ (xenlulozơ), nước và một lượng tương đối nhỏ các chất hòa tan, chủ yếu là đường.

Thông thường, sau khi đã ép hết phần nước của cây mía, người ta sẽ có xu hướng loại bỏ phần xác cây, vì chúng không thể dùng để sử dụng tiếp được. Tuy nhiên, trên thực tế, các bạn hoàn toàn có thể tận dụng phần bã này và ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống.

Ngày nay chỉ tính riêng trong ngành mía đường, số lượng thải của bã mía đã lên tới 4,5 triệu tấn một năm chưa nói đến bã mía ép. Việt Nam thật sự vẫn chưa thể tận dụng hết các công dụng của những phụ phẩm đến từ cây mía. Điều này khá đáng tiếc vì bã mía cũng có thể mang đến lợi ích kinh tế khá nhiều từ cây trồng này.

2.Công dụng và cách tận dụng bã mía

2.1. Thức ăn chăn nuôi

Trong chăn nuôi, bã cây mía sau khi ép nước sẽ được băm nhỏ bằng máy băm nghiền đa năng cổ cao dùng làm lót chuồng gia súc vào mùa động hoặc cũng có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò, dê…

Bã mía có giá trị năng lượng và protein rất thấp nhưng đây là một nguồn xơ có ích. Có thể sử dụng đến 25% trong khẩu phần bò vắt sữa. Kinh nghiệm vỗ béo bò vàng ở Trung Quốc của Xiaqing Zou và CTV cho thấy có thể vỗ béo bò Vàng bằng khẩu phần thức ăn có: Bã mía (35-41%), rỉ mật (5%) và thức ăn tinh (cám, bắp). Sau 100 ngày vỗ béo đạt tăng trọïng bình quân: 866-921 gam/ngày

Khi ủ phụ phẩm nhiều xơ với urea hoặc bổ sung urea, một nguồn nitơ rẻ tiền vào khẩu phần, sẽ đảm bảo sự gia tăng tỷ lệ tiêu hoá và khả năng ăn vào của gia súc. Tiêu hoá xơ cũng được cải thiện rõ nét khi bổ sung thêm một  lượng nhỏ carbonhydrate dễ lên men như rỉ mật, xác mì, khoai lang, cám…

Khi sử dụng nitơ phi protein, lưu huỳnh là yếu tố giới hạn chính đến hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Một hỗn hợp gồm 90% urea và 10% sulphat natri (Na2SO4) làm cho tỷ lệ N/S được cân bằng. Rơm rạ thường có hàm lượng canxi, phospho và muối thấp. Việc bổ sung coban (Co), đồng (Cu) sẽ cải thiện được khẩu phần dựa trên rơm rạ. Tỷ lệ tiêu hóa của rơm sẽ được cải thiện một cách đáng kể nếu bổ sung 1.5-2% urea, 10% rỉ mật và 0.5% hỗn hợp khoáng (muối, P, Ca, S)..

2.2.Phân bón

Bã mía rất tốt cho đất, khi khô nó không bị thối rữa, bản thân nó có chất dinh dưỡng, khi đem trộn với đất cho độ xốp tốt.Trong trồng trọt, bã từ cây mía có thể ủ làm phân hữu cơ thay thế phân bón thông thường,… Hoặc dùng làm giá thể trồng nấm, nấm linh chi, nấm mèo.

Cách ủ phân bón từ bã mía khá đơn giản, bạn có thể tự thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm bã cây mía, bã bùn; Phân NPK (5 – 10 – 3); Phân supe lân, Chế phẩm EM 1, Rỉ mật, Vôi bột cùng các dụng cụ cần thiết (bạt, cân, xẻng, cuốc, thùng ô doa).

Bước 2: Nghiền bã mía thật nhỏ. Sau đó trộn đều bã đã băm nhỏ, bã bùn với phân NPK, phân supe lân, vôi bột. Rồi dùng dàn mỏng hỗn hợp nguyên liệu đã trộn dày khoảng 20 – 30 cm.

Bước 3: Pha loãng chế phẩm EM 1 theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì.

Bước 4: Tưới đều chế phẩm EM1 đã pha loãng lên lớp nguyên liệu đã được dàn mỏng. Sau đó đậy bạt lên trên đống ủ đã được dàn cao 1.5 – 2m.

Bước 5: Sau ủ 3 – 4 ngày, kiểm tra nhiệt độ đống ủ. Đồng thời chú ý kiểm tra độ ẩm, đảo trộn và giữ nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ C. Sau 10 – 15 ngày phân sẽ hoai mục và có thể sử dụng để bón cho cây trồng.

2.3.Nguyên liệu đốt

Bã xơ từ cây mía là nguồn chất đốt cung cấp nhiệt cho nhà máy điện, lò hơi. Bằng cách đưa bã vào máy băm nghiền đa năng băm nhỏ, hoặc máy băm gỗ đa năng sấy, rồi đưa vào máy ép viên tạo thành các viên nén ở dạng rắn chắc có đường kính 6 – 8mm, dài 15 – 30mm.

Các viên nén này có thể sử dụng trong hoạt động công nghiệp và dân dụng, làm nguồn nhiên liệu đốt cho nhiệt lượng từ 4200 – 4700 Kcal/kg.

2.4.Sản xuất bột giấy

Khi gỗ để sản xuất bột giấy đang ngày càng cạn kiệt, bị tàn phá nặng nề thì bã mía lại được xem là nguồn nguyên liệu phi gỗ thay thế hoàn hảo.

Bởi vì bã của cây mía có những đặc tính tương tự như gỗ để làm ra giấy. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu này có sẵn, thời gian canh tác ngắn ngày, không sợ tàn phá môi trường giống như khai thác gỗ.

Bột giấy làm từ bã mía hiện nay được ứng dụng rộng rãi để làm các sản phẩm như túi giấy, cốc giấy, hộp giấy, thiệp, sổ tay,v.v.

2.5.Chậu cảnh

Khác hẳn với chậu sành, sứ, loại chậu làm từ bã cây mía có thể thấm nước mưa nhưng không gây ngập úng. Nhờ vậy, rễ cây có thể xuyên qua chậu để tiếp xúc trực tiếp với đất mà vẫn bền dai, không bị vỡ.

Chậu bã mía thường sử dụng để ươm cây con, đặt trong phòng thí nghiệm hoặc trồng hoa, cây cảnh thông thường. Đặc biệt, sản phẩm thân thiện cho môi trường, dễ phân hủy trong đất với thời gian ngắn chỉ 3 tháng.

2.6.Ván ép

Bã cây mía chứa nhiều cellulose nên ngoài việc dùng để làm nhiên liệu đốt còn được ứng dụng làm ván ép. Phần bã này được dùng làm nguyên liệu thay thế gỗ dùng làm ván ép thông thường.

Tuy nhiên để thành phẩm đạt được những yêu cầu như không thấm nước, không bị nứt khi phơi ra nắng, cứng, dai… thì nhà sản xuất còn phải trộn thêm các chất phụ liệu khác như vỏ cà phê, lá thông, sợi tre,..

Tất cả những nguyên liệu trên sẽ được băm nhỏ mới máy băm đa năng, xay, trộn theo tỷ lệ vàng rồi đem ép thành tấm, sấy. Thành phẩm làm ra có tính hút nước thấp, độ giãn nở thấp, đạt tiêu chuẩn xây dựng.

2.7.Làm bao bì đựng sản phẩm

Bã mĩa còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất bao bì công nghiệp. Các sản phẩm bao bì dùng 1 lần tiêu biểu phải kể đến như cốc đựng đồ uống take away, hộp cơm, khay đựng thức ăn, đĩa, ống hút,v.v…Có thể nói, sản phẩm làm từ bã mía là sự thay thế hoàn hảo cho bao bì nhựa dùng 1 lần, tạo bước tiến để phù hợp với xu thế tiêu dùng xanh để bảo vệ môi trường

Có thể thấy rằng, bã mía là loại rác thải không cần thiết mà thực chất lại mang đến nhiều giá trị vô cùng lớn. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã nắm được những lợi ích của chúng. Từ đó tận dụng bãi mía hoặc các sản phẩm làm từ chúng để góp phần bảo vệ môi trường sống.