Bạn có biết tỷ lệ dầu trong các loại hạt và giá trị dinh dưỡng của chúng

Tỷ lệ dầu và giá trị dinh dưỡng trong các loại hạt

Hiện nay các loại dầu thực vật nguyên chất được ép trực tiếp từ máy ép dầu đa năng đang là xu hướng được nhiều người tiêu dùng quan tâm vì vừa đảm bảo chất lượng lại vừa có lợi cho sức khỏe.

Lạc (đậu phộng)

 

Dầu lạc
Dầu lạc

Tỷ lệ dầu :

Tỷ lệ dầu chứa trong củ lạc khi dùng máy ép dầu có thể ép ra khoảng 40 – 50% (1kg lạc được 0,4 – 0,5 lít dầu). Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào nguyên liệu, vì vậy có thể sẽ ít hơn nếu nguyên liệu xấu không đạt dầu như lạc kẹ, lạc lai, lạc loại…

Giá trị dinh dưỡng của dầu phộng nguyên chất:

Chất béo trong dầu phộng:

Thành phần dinh dưỡng trong dầu phộng nguyên chất không thể không nhắc đến các loại axit béo (chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa). Đây là những chất béo vô cùng có lợi cho cơ thể, và nó rất khó tìm ở những loại thực phẩm khác. Hàm lượng chất béo trong dầu phộng chiếm khoảng 44-56% và chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn và đa, hình thành nên axit oleic và acid linoleic.

Sự kết hợp của các chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có trong dầu phộng có thể giúp cải thiện nồng độ Insulin trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường. Insulin giúp cho cơ thể giữ mức đường huyết ở mức an toàn và làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường như: mù hay đoạn chi.

Protein:

Hàm lượng protein trong dầu phộng khá cao, chúng chiếm 22-30% lượng calo, chính yếu tố này đã giúp dầu phộng trở thành nguồn protein thực vật phong phú. Các axit amin trong protein của dầu lạc rất tốt cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra hàm lượng protein trong dầu lạc còn giúp tái tạo tế bào.

Tinh bột trong dầu phộng nguyên chất:

Tinh bột trong dầu phộng chỉ chiếm 13-16% trong tổng lượng. Hàm lượng tinh bột thấp, nhưng lại đặc biệt giàu đạm, chất béo, và chất xơ, nên khá thích hợp với những người mắc bệnh tiểu đường.

Vitamin và chất khoáng:

Vai trò của vitamin và chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng như tham gia vào quá trình tạo tổ chức xương, tạo protein, duy trì cân bằng kiềm toan, tham gia chức phận nội tiết, điều hòa chuyển hóa nước trong cơ thể,… Và nguồn gốc các chất khoáng này chứa nhiều trong dầu phộng nguyên chất.

Đậu nành

Dầu đậu nành
Dầu đậu nành

Tỷ lệ dầu:

Tỷ lệ dầu có trong hạt đậu nành khi dùng máy ép dầu có thể ép ra khoảng 13 – 19% (1kg đậu nành được 0,13 – 0,19 lít dầu). Hạt đậu nành khá ít dầu, nếu không sử dụng máy ép dầu đa năng thì cần cần phải rang qua mới có thể ép ra dầu đạt theo tỷ lệ chuẩn.

Giá trị dinh dưỡng của dầu đậu nành nguyên chất:

Đậu nành chủ yếu chứa nhiều protein nhưng cũng chứa một lượng lớn đường và chất béo. Các thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu luộc là:

Calo: 173

Nước: 63%

Protein: 16,6g

Carbohydrate: 9,9g

Đường: 3g

Chất xơ: 6g

Chất béo: 9g

Chất béo bão hòa: 1,3g

Chất béo không no đơn nguyên: 1,98g

Chất béo không no đa nguyên: 5,06g

Omega-3: 0,6g

Omega-6: 4,47g

Protein

Đậu này là một trong những nguồn cung cấp protein thực vật tốt nhất. Hàm lượng protein chiếm 36 – 56% trọng lượng khô của đậu nành. Một cốc (172g) đậu luộc có chứa khoảng 29g protein. Giá trị dinh dưỡng của protein từ loại đậu này là rất có lợi, mặc dù chất lượng không thể cao như protein động vật.

Hai loại protein chính có trong loại đậu này là glycinin và conglycinin, chiếm khoảng 80% tổng hàm lượng protein. Tuy nhiên, những protein này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng ở một số người.

Việc tiêu thụ protein đậu nành có liên quan đến việc giảm cholesterol một cách lành mạnh.

Chất béo

Loại đậu này được phân vào nhóm “hạt có dầu” và được sử dụng làm nguyên liệu để làm dầu đậu nành. Ở dạng hạt khô, hàm lượng chất béo trong loại đậu này xấp xỉ 18% trọng lượng, chủ yếu là các axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, cùng với một lượng nhỏ chất béo bão hòa.

Loại chất béo chiếm ưu thế trong đậu này là axit linoleic, chiếm khoảng 50% tổng lượng chất béo.

Chất đường bột (Carbohydrate)

Loại hạt này chứa rất ít các chất đường bột, chỉ số đường huyết (GI) của đậu nành nguyên chất rất thấp. Chỉ số này phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Vì có chỉ số đường huyết thấp nên loại hạt này rất phù hợp với các bệnh nhân bị đái tháo đường.

Chất xơ

Đậu nành chứa một lượng vừa đủ chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các sợi không hòa tan chủ yếu là alpha-galactoside, có thể gây đầy hơi và tiêu chảy ở những người nhạy cảm. Alpha-galactoside thuộc nhóm sợi gọi là FODMAP, loại sợi này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).

Mặc dù gây ra tác dụng phụ khó chịu ở một số người, chất xơ hòa tan trong loại hạt này thường được coi là tốt cho sức khỏe. Chúng được lên men bởi vi khuẩn trong ruột của bạn, dẫn đến sự hình thành các axit béo chuỗi ngắn (SCFA), có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Vitamin và khoáng chất

Loại hạt này là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt, bao gồm:

  • Molypden: Đậu nành rất giàu molypden, một nguyên tố vi lượng thiết yếu chủ yếu được tìm thấy trong hạt, ngũ cốc và các loại đậu.
  • Vitamin K1 (hay còn gọi là phylloquinone): Đây là dạng vitamin K được tìm thấy trong các cây họ đậu. Vitamin K1 đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.
  • Vitamin B9: Còn được gọi là folate, loại vitamin này giữ nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể và được coi là đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.
  • Đồng: Người phương Tây thường có chế độ ăn uống rất ít đồng. Việc thiếu hụt đồng có thể ảnh hưởng xấu đến tim.
  • Mangan: Một nguyên tố vi lượng được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm và nước uống. Do trong hạt này có chứa hàm lượng axit phytic cao khiến cơ thể kém hấp thụ mangan từ loại đậu này.
  • Phốt pho: Đậu nành là một nguồn cung cấp phốt pho dồi dào, một khoáng chất thiết yếu cho nhu cầu của cơ thể.
  • Vitamin B1: Còn được gọi là thiamine, thiamine đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể

Vừng

Dầu vừng (dầu mè)
Dầu vừng (dầu mè)

Tỷ lệ dầu:

Tỷ lệ dầu khi dùng máy ép dầu có trong vừng có thể ép ra khoảng 42 – 55% (1kg vừng được 0,42 – 0,55 lít dầu). Vừng có 2 loại là vừng đen và vừng vàng, đều có tỷ lệ dầu rất cao

Giá trị dinh dưỡng của dầu mè (dầu vừng) nguyên chất:

Dầu mè rất giàu chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn, lại chứa rất ít chất béo bão hòa. Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa rất tốt cho sức khỏe của trái tim và có thể giúp bạn kiểm soát được lượng cholesterol trong máu.

Thành phần chủ yếu trong dầu vừng là các axit béo, như : Axit linoleic (41%), axit oleic (39%), axit palmitic (8%), axit stearic (5%). Không chỉ vậy, trong dầu vừng còn có nhiều dưỡng chất như: Mangan, Canxin, sắt, kẽm, Vitamin B6, Magie, Tryptophan, Vitamin K…

Hướng dương

Dầu hướng dương
Dầu hướng dương

Tỷ lệ dầu:

Tỷ lệ chứa dầu có thể ép bằng máy ép dầu của hạt hướng dương khoảng 30 – 38% (1kg hạt hướng dương được 0,3 – 0,38 lít dầu) do vậy nếu ép được 1 lít dầu hướng dương thì cần ít nhất 3kg hạt đã được bóc vỏ.

Giá trị dinh dưỡng của dầu hướng dương:

Trong tinh dầu hướng dương có thành phần chính là acid linoleic, các loại vitamin như vitamin A, vitamin D, vitamin E cùng nhiều hợp chất dinh dưỡng khác.

Trong dầu hướng dương giàu acid béo không no, đặc biệt các loại dầu hướng dương khác nhau sẽ có tỷ lệ các acid béo không no khác nhau. Tỷ lệ các acid béo không no có trong dầu hướng dương, nhất là acid không no chuỗi ngắn rất cao, cao hơn cả dầu oliu. Có thể nói tỷ lệ các thành phần acid béo không no quyết định chất lượng của các loại dầu hướng dương. Dầu hướng dương được dùng nhiều trong nấu ăn và làm thành phần của các loại mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp. Dầu hướng dương còn được dùng để sản xuất diesel sinh học do có chi phí thấp hơn cả dầu oliu và dầu đậu nành.

Gấc (màng vỏ gấc)

Dầu gấc
Dầu gấc

Tỷ lệ dầu:

Tỷ lệ dầu trong thịt gấc có thể ép bằng máy ép dầu chiếm 22% đồng nghĩa với việc ép 1kg gấc chỉ đạt 220ml dầu gấc.

Giá trị dinh dưỡng của dầu gấc:

Dầu gấc tinh khiết có chứa Beta Caroten 150 mg%, Lycopen, Vitamin E (Alphatocopherol 12 mg%), rất nhiều chất béo thực vật như Oleic 14,4%; Linoleic 14,7%; Stearic 7,69%; Palmatic 33,38%… và các vi chất rất cần thiết cho cơ thể con người.

Beta-Caroten (tiền Vitamin A): cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, 10 lần so với cà rốt, là Beta-caroten thiên nhiên nên có tác dụng chống lão hóa mạnh, đồng thời bổ sung Vitamin A.

Lycopen: Cao gấp 70 lần so với cà chua, đến mức có thể kết tinh thành tinh thể. Là chất Carotenoid có khả năng chống lão hóa, ngăn ngừa chứng nhồi máu cơ tim và bảo về Gene khỏi tổn thương.

Vitamin E ở dạng α tocopherol: đây chính là vitamin E thiên nhiên nên có tác dụng mạnh hỗ trợ sự phát triển của cơ quan sình sản và làm đẹp da.

Acid Linoleic (omega 6): Còn gọi là Vitamin F giúp bền vững thành mạch máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giúp hạ cholesterol máu.

Acid Oleic (Omega 9): giúp phát triển hệ thần kinh và các loại sợi có Myelin. Đặc biệt tốt cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các nguyên tố vi lượng như: cobon, sắt, kẽm, selen, …

Óc chó

Dầu óc chó
Dầu óc chó

Tỷ lệ dầu :

Tỷ lệ dầu trong óc chó có thể ép ra bằng máy ép dầu chiếm khoảng 55% đến 65%. Tỷ lệ dầu rất cao, trung bình 1kg hạt sẽ thu được 500 – 600ml dầu.

Giá trị dinh dưỡng của dầu óc chó:

Trong 100g nhân quả óc chó có 642 calo, 14g protein, 62g chất béo. Loại dầu chiết xuất từ hạt óc chó, được khoa học cũng như viện sức khỏe Mỹ chứng minh dầu hạt óc chó có hàm lượng Omega 3 rất cao.

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên các bé dưới 7 tuổi cho thấy. Những bé được cung cấp Omega 3 từ dầu hạt óc chó với liều lượng thích hợp từ trong bụng mẹ có khả năng tập trung cao và thị lực tốt hơn những bé không được bổ sung dầu quả óc chó đầy đủ.

Bé được cung cấp dầu óc chó (Omega 3) cũng đạt nhịp độ phát triển nhanh hơn so với những bé khác.

Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cũng như hành vi sau này.

Bà bầu ăn hạt óc chó bổ sung Vitamin E, Omega 3.

Dầu óc chó có thể giúp bà bầu bổ sung Vitamin E, Omega – 3, các loại axit hữu cơ và phốt pho. Đặc biệt loại axít hữu cơ có trong hạt óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi và trẻ nhỏ. Cụ thể hơn nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, Axit béo Omega – 3 có trong quả óc chó giúp duy trì chất béo cấu trúc, loại chất chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ. Loại chất béo cấu trúc này giúp bộ não điều khiển đúng hành vi, tăng cường trí nhớ và nhận thức, giúp bé thông minh hơn từ trong bụng mẹ.

Sachi

Dầu sachi
Dầu sachi

Tỷ lệ dầu:

Tỷ lệ dầu trong sachi khi dùng máy ép dầu có thế ép khoảng 60% đạt 600ml ,do vậy có 1 lít dầu sachi chỉ cần chưa tới 2kg nguyên liệu là đủ.

Giá trị dinh dưỡng của dầu sachi:

Sachi là một trong những loại hạt siêu thực phẩm giàu omega 3 nhất trên thế giới với hàm lượng omega 3 đạt tới 54%.

Để làm nên sức mạnh của loại dầu tự nhiên này là sự kết hợp hoàn hảo của tỷ lệ giữa các Omega và Vitamin thiết yếu mà không loại dầu thực vật nào có được.

Tỷ lệ 4:1 giữa Omega 6 và Omega 3 được coi là tỷ lệ vàng cùng với các vitamin tạo nên một loại dầu có giá trị dinh dưỡng cao.

Dầu Sachi là sự pha trộn và hòa quyệt độc đáo của các thành phần có nguồn gốc từ tự nhiên quý hiếm. Đđó chính là các chất omega 3, omega 6, omega 9 và chất chống oxy hóa vitamin A, E cùng nhiều dưỡng chất tinh túy khác như: protein, chất xơ và một số loại axit amin thiết yếu khác,…

Macca

Dầu macca
Dầu macca

Tỷ lệ dầu:

Tỷ lệ dầu trong macca khi dùng máy ép dầu có thể ép khoảng 71-80%

Giá trị dinh dưỡng của dầu macca:

Macca chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, dầu hạt maca được cho là dầu tốt nhất cho tim mạch thậm chí còn tốt hơn so với dầu ô liu.

Ngoài chất béo dầu maca rất giàu vitamin E, omega-3, omega-6 và oleic, linoleic và axit palmitoleic, dầu maca tổng hợp tới 80-85 % những hợp chất này.

Đây là những hợp chất có tác dụng giảm cholesterol xấu, duy trì cholesterol tốt giúp giảm nguy cơ đột quỵ tim và các bệnh liên quan tới tim mạch.

Axit palmitoleic rất tốt cho da và tóc, giúp giảm quá trình lão hóa.

Mẹo nhỏ để bảo quản dầu nguyên chất được tốt nhất

Bạn nên bảo quản dầu trong các chai, lọ sành, sứ, thủy tinh hoặc chai nhựa sạch

Để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Không nên để nước hoặc vi khuẩn bị dổ hoặc dính vào dầu gây mất dinh dưỡng và khiến dầu nhanh hỏng.

Lưu ý: sau khi ép dầu không nên bỏ qua công đoạn lọc dầu bằng máy lọc dầu đa năng .Giúp lọc sạch các cặn của nguyên liệu ở trong dầu giúp dầu vàng óng, trong suốt.

Chúc bạn chọn được loại dầu tốt nhất cho chính bạn và gia đình.