Điều gì cần biết khi bắt đầu nuôi dê? Phải chuẩn bị những gì? Quý vị có thể tham khảo bài này để nắm bắt những điều cơ bản để bắt đầu.
Hai thứ cần chuẩn bị trước khi chăn nuôi dê
Đây là hai thứ đầu tiên và quan trọng nhất trước khi bắt đầu nuôi dê.
Thứ nhất là nguồn thức ăn từ cỏ, thứ hai đó là xác định nuôi nhốt hay chăn thả. Nếu chăn thả thì phải có khoảng không còn nuôi nhốt 100% thì phải chuẩn bị chuồng trại cho mình.
Thức ăn cho dê
Yếu tố đầu tiên là phải chuẩn bị thức ăn cho dê. Đó là nguồn thức ăn từ cỏ, tại sao phải chuẩn bị nguồn thức ăn này?
Khác với nuôi lợn, việc chăn nuôi dê luôn phải chuẩn bị thức ăn xanh. Nguồn cỏ phải cung cấp đủ cho quá trình chăn nuôi. Nguồn thức ăn có thể là cỏ, lá cây, chuối băm đều có thể cho dê ăn được.
Nguồn thức ăn thô xanh là những thứ quý vị có thể tự cung tự cấp được, nhưng để dê có thể tiêu hóa được thì quý vị nên băm nhỏ bằng máy băm cỏ cho ra thành phẩm dê có thể sử dụng trực tiếp.
Tốt nhất là tự chủ được nguồn thức ăn thô này bằng cách có thể trồng xung quanh khu vực chăn nuôi để tự cung tự cấp. Để có thể tiết kiệm được chi phí.
Ngoài thức ăn thô xanh, bà con cũng có thể tham khảo thêm những phương pháp cung cấp nguồn thức ăn khác như dùng máy ép cám viên nghiền cỏ với chút bột cám để thay đổi khẩu phần ăn của dê và dể dự trữ.
Mô hình chăn nuôi dê
Mô hình chăn nuôi sẽ phụ thuộc vào điều kiện và quỹ đất của quý vị. Do vấn đề quỹ đất nên việc chăn thả thường sẽ không phù hợp lắm với đa số các hộ ở Việt Nam.
Hiện tại nhiều mô hình nuôi nhốt hoàn toàn cũng đã thành công. Những mô hình đó đã và đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng thành công.
Việc bỏ tiền ra thu mua một quả đồi sau đó thả dê chăn nuôi trên đó đâu phải ai cũng làm được nên hầu hết sẽ không ai tự đi một con đường riêng.
Chăn nuôi chuồng trại
Đây thực tế là một mô hình đầu tư khá nhiều vốn, vì thế khi bắt đầu bước vào chăn nuôi dê thì số vốn nhất định là kha khá. Tiết kiệm được chi phí phần nào thì sẽ hay phần đó. Tuy nhiên nó vẫn phải đạt được 3 tiêu chí.
- Thứ nhất, chuồng trại phải cao ráo
- Thứ hai phải thoáng khí
- Thứ ba là phải tránh được khí lạnh.
Như vậy sẽ hạn chế được việc chúng ta can thiệp các biện pháp thú y nhiều, con dê sẽ khỏe. Đơn giản như vậy thôi.
Ảnh hưởng của chuồng trại đến đàn dê
Chuồng trại có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho đàn. Một trong những chức năng quan trọng là bảo vệ sức khỏe cho đàn. Có chuồng nuôi không bị tác động lớn bởi các điều kiện khí hậu thời tiết bất lợi như gió, mưa, nóng, lạnh, ẩm. Chuồng nuôi sẽ giúp bạn hạn chế bệnh tật cho đàn dê.
Chuồng trại có thể giảm thiểu tác động xấu của thời tiết và khí hậu. Do thời tiết của nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm, và nóng nên làm chuồng tốt nhất theo hướng Đông Nam. Tuy nhiên khi làm chuồng cần phải căn cứ theo đặc điểm của từng vùng, điều kiện từng nhà cụ thể mà xác định vị trí và chuồng thích hợp.
Chuồng trại giúp quản lý đàn tốt hơn. Quản lý tốt được ngay khi dê có các triệu chứng động dục, chửa đẻ hay phối giống khi chúng được nuôi chuồng hơn là chăn thả tự do. Dễ dàng cách ly nếu phát hiện con ốm hoặc là nghi ốm.
Phối hợp khẩu phần ăn hàng ngày chăn nuôi dê
- Căn cứ và thể trọng của dê và năng suất
- Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn nhằm giảm chi phí chăn nuôi
- Phối hợp kèm nhiều nguồn thức ăn dự trữ như cỏ viên để bổ sung
Để có thể tạo ra viên cỏ dự trữ, bà con có thể dùng máy băm cỏ voi băm nhỏ cỏ tươi, đem thành phẩm phơi khô. Tiếp đến, dùng máy nghiền để nghiền cỏ khô thành dạng bột cỏ. Cuối cùng, đem bột cỏ cho vào máy ép cám viên để tạo thành viên cỏ dự trữ cho mùa đông.