Lợn rừng ăn gì ? Cách chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng

thuc-an-cho-lon-rung

Nuôi lợn rừng đòi hỏi người chăn nuôi cần phải am hiểu đầy đủ các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và cách chế biến thức ăn cho chúng.

Vậy làm sao để nuôi lợn hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng năng suất.

Lợn rừng ăn những gì ?

Thức ăn cho lợn rừng rất đa dạng, bao gồm :

  • Thức ăn thô xanh : Cây chuối, cỏ voi, cỏ sả, cỏ cao lương, thân cây ngô, rau muống.. .. các loại củ quả
  • Thức ăn tính bột : cám gạo, sắn, khoai, bột ngô …
  • Thức ăn bổ sung đạm : đậu đỗ các loại, cá khô, ..
  • Thức ăn bổ sung khác : bột premix khoáng, vitamin ..
che-bien-thuc-an-cho-lon-rung

Phương pháp sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho heo rừng chủ yếu là phương pháp làm khô hay bột cỏ, cao rau. Trong cách chế biến thức ăn cho lợn rừng có ủ chua khá hiệu quả nhưng trên thực tế kỹ thuật nuôi lợn rừng hiện nay vẫn chưa dùng.

Lợi ích bột cỏ khô làm thức ăn cho lợn rừng

Việc làm bột cỏ khô sẽ giúp bảo quản thức ăn xanh được lâu hơn. Sử dụng cỏ khô trong chăn nuôi sẽ có những ưu điểm như :

co-kho-cho-lon-rung
  • Tiện lợn, nhanh chóng và dễ sử dụng
  • Rút ngắn thời gian chăn nuôi
  • Gia tăng năng suất và sản lượng thịt của gia súc
  • Dễ dàng xây dựng chế độ ăn uống cho gia súc
  • Tăng cường sức đề kháng cho gia súc
  • Tiết kiệm chi phí cho bà con chăn nuôi
  • Cân đối các chất dinh dưỡng
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh cho gia súc

Cỏ khô ngoài làm thức ăn cho lợn rừng, chúng có thể làm thức ăn cho thỏ từ cỏ khô các loại gia súc – gia cầm khác thay vì chỉ sử dụng cỏ tươi.

Cách làm này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian công súc cho người chăn nuôi mà con cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho gia súc.

Cách chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng

Tiến hành chế biến bột cỏ khô làm thức ăn cho lợn rừng

  • Thức ăn xanh tươi thu hoạch về rũ sạch đất, nhặt bỏ lá vàng thối úa và các tạp chất rồi cho cắt thành từng đoạn nhỏ dài 2 – 4 cm ( thái bằng dao hoặc máy băm cỏ), việc cắt nguyên liệu thành từng đoạn đều sẽ giúp dễ bảo quản và phơi khô đồng đều hơn.
bot-co-cho-lon-rung
  • Phơi nguyên liệu trung bình khoảng 4 – 6 lần/ngày, quan sát thấy lá chỉ cần vo nhẹ lá vỡ vụn ra là được
  • Nguyên liệu sau khi được phơi khô cho vào máy nghiền nhỏ thành dạng bột, rồi dồn vào túi nilon buộc chặt bảo quản ở nơi khô mát, không dội thấm nước.

Phương pháp làm cao rau

  • Cỏ và các loại phụ phẩm như thân lá khoai, thân lá lạc, ngọn lá sắn… rũ bỏ đất, bỏ phần gốc quá già, bò phần lá úa, vàng thối.
  • Đem rửa sạch rồi để ráo nước băm hoặc giá nhỏ vắt lấy nước bỏ bã
  • Đun dịch rau vừa lọc ở nhiệt độ 70 -80 độ C ( không cho sôi, thấy hơi bay lên nhiều nghi ngút là được)
  • Khi thấy chất đặc nổi lên thành một lớp váng dầy thì vớt ngay váng đó ra sàng
  • Rải đều lớp váng vừa vớt lên sân gạch sạch
  • Khi bóp nhẹ váng cao vỡ là cao đã đạt độ khô cần thiết
  • Trộn cao đã khô với muối đã rang theo tỷ kê: 7-8 muối/ 1 kg cao
  • Sau đó, tán nhỏ cao và muốn thành bột mịn
  • Cất vào bao nilon để khô ráo rồi dùng dần.

Cao rau có nhiều đạm và vitamin nhóm B, E, D, A tốt cho gia súc non. Cao rau cho lợn ăn với liệu lượng khoàng 50 – 6g cao rau/ ngày sẽ cho mức tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn 10%.

Trên đây là một số chia sẻ với bà con về cách chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích.

Tóm tắt
Lợn rừng ăn gì ? Cách chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng
Tên bài
Lợn rừng ăn gì ? Cách chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng
Mô tả
Hầu hết các loại thức ăn thô xanh nói chung đều có thể cho lợn rừng ăn, nhưng làm sao để chế biến thức ăn cho lợn rừng hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau
Tác giả
Người up
Kho Máy Bình Minh
Logo