Nhờ nuôi chim trĩ mà giàu lên trông thấy

nhờ nuôi chim trĩ mà giàu lên trông thấy

Nuôi chim trĩ không còn là công việc quá đỗi xa lạ với bà con nông dân. Việc chăm sóc chim trĩ cũng không quá khó khăn nhưng vẫn yêu cầu phải bài bản và đúng quy trình. Hãy cùng Bình Minh tìm hiểu về phương pháp nuôi chim trĩ của anh Công (huyện Bắc Sơn) nhé.

Tình hình kinh doanh

chim trĩ

Với giá bán 70.000 đồng/con chim trĩ giống vừa nở 1 tuần, đàn chim mái 500 con của anh Công đã tạo ra doanh thu gần 2 tỷ/năm cho anh.

Khi đến thăm trang trại của gia đình anh Công, chúng tôi quan sát thấy rất nhiều khách từ các nơi tới đây để mua chim trĩ giống. Chị Oanh, vợ anh Công, đang hướng dẫn khách tham quan trại nuôi chim trĩ nhà mình. Chị cũng luôn miệng xin lỗi khách vì sớm đã không còn chim giống để bán nữa.

Chị nói “Trời đã bắt đầu vào đông, có gió mùa lạnh nên chim trĩ không đẻ nữa. Lứa chim giống cuối cùng của năm đã nở cách đây vài ngày, khách đặt mua gần hết. Gia đình cũng chỉ còn giữ lại được hơn 100 con giống thôi. Phải đợi tới mùa xuân sang năm, chim trĩ mới đẻ tiếp…” chị giải thích.

Khởi nguồn của thành công

gà vịt

Đầu năm 2010, vợ chồng anh Công chị Oanh dồn đổi đất ruộng canh tác cùng đất ở của gia đình với bà con xung quanh được 6.000 m2. Anh chị quyết tâm xây trang trại chăn nuôi làm giàu.

Dốc hết vốn liếng tích cóp được, vay thêm ngân hàng, tín dụng, vợ chồng anh quyết định đào ao thả cá, nuôi lợn, gà, vịt. Nhưng sau gần chục năm vất vả, gia đình anh chị chẳng khấm khá lên được. Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, đầu ra thì không ổn định. Thế rồi dịch bệnh, mưa lũ nhiều lần cũng làm anh chị điêu đứng.

Năm 2019, đang nuôi 5.000 con vịt đẻ thì không còn tiền trang trải thức ăn cho vịt, giá vịt lại rớt thảm hại, gia đình anh Công lâm vào khó khăn, thiếu thốn. Tình cờ một ngày, anh Công thấy một trang trại ở Nam Định nuôi thành công chim trĩ cổ đỏ. Anh quyết định bắt xe đi Nam Định. Sau khi tìm hiểu, anh mua 2 cặp chim trĩ giống với giá 1 triệu về nuôi.

Cơ duyên bất ngờ

chim trĩ

Sau vài tháng chăm sóc, quan sát thấy chim trĩ thích nghi và phát triển tốt, anh mạnh dạn vay thêm tiền, trở ra Nam Định mua thêm 50 con chim trĩ vừa mới nở 1 tuần tuổi. Thế rồi anh tự mày mò, học hỏi kỹ thuật chăm sóc, chăn nuôi cho chim trĩ sinh sản.

Sau khi cho nở thành công lứa đầu tiên bằng cách cho gà ấp, vợ chồng anh bán hết đàn vịt, tập trung vào công việc nuôi chim trĩ… Sau 3 năm kiên trì nhân đàn, đến đầu năm 2022, gia đình anh có 750 chim trĩ bố mẹ (500 chim cái, 250 chim trống) để nhân giống. Ngoài ra còn hơn 1.500 chim trĩ thương phẩm chuyên cung cấp cho các nhà hàng lớn ở Hà Nội.

“Nuôi chim trĩ thực ra không khó như hầu hết mọi người vẫn nghĩ. Nếu ai đã từng nuôi gà thì việc tiếp cận, nuôi chim trĩ cũng hết sức đơn giản.

Phương thức chăn nuôi

chim trĩ

Chim trĩ là loại chim có ưu điểm ăn ít, sức đề kháng với bệnh tật cao. Tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với nuôi gà rất nhiều nếu có phương pháp hiệu quả. Phải bảo đảm cung cấp đủ nhiệt độ khi úm. Phải tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ cho chim. Chim trĩ là loài nhạy cảm với người lạ và sự thay đổi của thời tiết.

“Thế nhưng giá trị kinh tế lại rất cao, gà vịt không thể so được”, anh Công chia sẻ. Hiện nhu cầu về chim trĩ thịt và chim trĩ giống ở khắp nơi khá lớn. Trang trại của anh không thể đáp ứng kịp nhu cầu ấy. Người muốn mua chim trĩ giống phải đặt cọc trước từ vài ba tháng. Còn các nhà hàng thì yêu cầu ký hợp đồng cung cấp chim trĩ thịt lâu dài, nhưng hiện anh chỉ ký hợp đồng cung cấp cho một nhà hàng duy nhất mà thôi.

Lợi nhuận thu về ổn định

chim trĩ

Cũng theo anh Công, bình quân mỗi lứa (tháng 3 – tháng 10 hằng năm) một chim trĩ mẹ có thể đẻ được ~100 trứng. Nếu cho ấp nở sẽ thu được khoảng ~80 con giống. Với giá bán 70.000 đồng/con giống vừa nở 1 tuần tuổi, bình quân mỗi lứa, đàn chim mái 500 con đã tạo ra doanh thu gần 2 tỷ đồng cho gia đình anh.

Còn với chim trĩ thương phẩm, sau khi nuôi ~6 tháng có thể đạt trọng lượng 1,5 kg/con. Giá xuất bán trung bình ~410.000 – 500.000 đồng/kg. Doanh thu hàng năm ~1 tỷ đồng với khoảng 1.500 chim thương phẩm.

may-nghien-b12-buong-thang

Ngoài ra, để giảm thiểu chi phí chăn nuôi, anh sử dụng máy móc để sản xuất thức ăn cho đàn chim trĩ. Các loại máy nghiền, máy ép cám viên vừa giúp anh tận dụng được nguồn nguyên liệu địa phương giá rẻ, vừa đảm bảo chất lượng của thức ăn.

Trong hai năm 2020 và 2021, trừ đi chi phí đầu tư, chăm sóc, gia đình anh vẫn còn dư ra khoảng 200 – 300 triệu đồng/năm.

Tiếp tục phát triển mô hình chim trĩ

chim trĩ

Từ kinh nghiệm nuôi chim trĩ cổ đỏ đã có, anh Công tiếp tục tìm hiểu và phát triển cách nuôi giống chim trĩ xanh. Hiện nay đàn chim trĩ xanh cũng đang trên đà phát triển thuận lợi. Chim trĩ xanh cho nguồn thu cao hơn chim trĩ cổ đỏ khoảng 1,5 lần. Theo lời anh Công, sở dĩ chim trĩ xanh có giá trị đắt hơn ngoài vì chất lượng thịt cao hơn, chim trĩ xanh còn thường được mua về nuôi làm cảnh nữa.

Trên đây là những chia sẻ của anh Công về phương thức nuôi chim trĩ của gia đình mình. Cảm ơn bà con đã quan tâm và theo dõi.

Tóm tắt
Nhờ nuôi chim trĩ mà giàu lên trông thấy
Tên bài
Nhờ nuôi chim trĩ mà giàu lên trông thấy
Mô tả
Nuôi chim trĩ không còn quá xa lạ với bà con. Chăm sóc chim trĩ cũng không khó khăn nhưng vẫn yêu cầu phải bài bản và đúng quy trình.
Tác giả
Người up
Kho Máy Bình Minh
Logo