Mô hình chăn nuôi tiên tiến nuôi bò kết hợp với trùn quế
Lâu nay, mô hình phát triển chăn nuôi kết hợp luôn được các nông hộ đặc biệt quan tâm. Hơn thế, đến với trang trại bò kết hợp với nuôi trùn quế quế của bà Võ Mai Hương, ngụ tại xã Phan, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Xuất phát từ ý tưởng làm phân bón cho hơn 50ha cây trà, hơn 10 năm về trước bà Hương đã kết hợp nuôi bò cùng với trùn quế.
Giống bò mà trang trại bà nuôi lâu nay là giống bò 3B. Ở con giống này, có nhiều đặc điểm tốt như nhanh tăng trọng, ít bệnh, sức đề kháng cao. Giống bò này còn cho ra phân nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trùn.
Lý do lựa chọn nuôi trùn quế
Trùn quế rất dễ nuôi, chỉ cần chúng được cho ăn thức ăn hữu cơ là được. Một số loại thức ăn có thể kể đến như:
- Phân gia súc: bò, trâu, dê, lợn, gà, vịt,… Tốt nhất là phân động vật ăn cỏ. Các loại bùn như phân dê nên cho vào bao, nghiền nhỏ và hòa với nước.
- Rác hữu cơ: rau, củ, quả,…. (phải rửa sạch để tránh sâu bị ngộ độc thuốc trừ sâu).
- Nếu nuôi tôm cua, bạn có thể lấy bùn đáy ao và bèo tây để làm thức ăn cho trùn. Tỷ lệ tốt nhất là khoảng 80% bùn đáy ao và 20% bèo tây.
- Nên cho gia súc ăn thêm rơm, rạ và cỏ thừa.
Phối hợp chăn nuôi
Nhờ có kết hợp chăn nuôi bài bản, cùng với ứng dụng công nghệ vào sản xuất mà năng suất đạt rất cao. Trong đó, nông hộ có tới 800 con bò, bao gồm 300 con bò sinh sản và khu nuôi trùn quế.
Với diện tích đất rộng rãi, mà trùn quế được tự do sinh sản trong 6000 m2. Chỉ tính riêng nguồn phân đã tương đương trên 3 tỷ đồng mỗi năm.
Mỗi năm chăn nuôi, lại một biến đổi của thị trường thế nhưng trang trại chị Hương lại không bao giờ bị bất biến. “Nuôi bò ngày nào cũng phải lấy phân nên mình phải cho ăn no. Ăn no thì mới có phân để nuôi trùn. Bây giờ mà bỏ đói nó, không cho ăn đầy đủ thì 10 con chưa chắc đã bằng 2 con cho ăn no. Mà hết sinh sản, năng suất giảm bớt thì chúng tôi bán ra ngoài thị trường. Vẫn thu về chút lời, mà bây giờ phân thu mua ngoài thị trường chỉ 1.000/kg. Chỉ riêng tiền phân của trang trại một tháng thu về 3 tỷ đồng.” Bà Hương chia sẻ.
Tác dụng của việc nuôi trùn
- Trùn quế ăn thức ăn thừa, chất thải của động vật. hờ hệ tiêu hóa mà chúng tạo ra một loại phân giun chất lượng cao cho cây trồng. Hầu hết tất cả các loại cây trồng đều ưa chuộng dòng phân hữu cơ chất lượng cao này.
- Trùn ăn chất thải hữu cơ, phân gia súc… Vừa để bảo vệ môi trường vừa tạo môi trường trong lành.
- Giúp phát triển một loạt các loại phân bón chất lượng cao cho cây trồng. Đây là nguồn cung cấp Protein dồi dào cho cây trồng giúp chúng phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh.
- Làm thức ăn cho người và làm mỹ phẩm
- Cải tạo đất cằn cỗi.
Đánh giá cao hiệu quả mô hình nuôi bò kết hợp trùn
“Thật sự để mà nói thì mô hình này thật sự đáng để phát triển. Cần đẩy mạnh hơn nữa, giúp nhiều bà con có thể biết tới. Giữa cái việc chăn nuôi lấy được chất thải, vừa giúp nuôi trùn mà lại còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường.” Ông Bành Minh Lợi (Phó chủ tịch UBND Xã Phan) chia sẻ.
Hiện tại, Tỉnh Tây Ninh có gần 100.000 con bò. Những năm gần đây nhờ có nhân rộng mô hình kết hợp mà không ít những nông hộ chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi rộng lớn. Mô hình tuần hoàn khép kín của bà Hương là một trong những mô hình tiêu biểu trong gần 500 trang trại tại đây.
Kết hợp các loại máy móc công nghiệp
Với việc sử dụng thức ăn chăn nuôi thuần xanh, giúp cho vật nuôi phát triển tối ưu sinh trưởng. Còn giảm thiểu được chi phí thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm tới 40% so với sử dụng cám công nghiệp. Phân sinh học của đàn bò lại là nguồn dinh dưỡng cao cấp dành cho trùn quế. Áp dụng công nghệ vào sản xuất chủ yếu sử dụng các loại máy băm cỏ, máy nghiền để chế tạo thức ăn.
Đối với máy băm cỏ: dành để băm các loại như rau, cỏ voi, mía,… làm thức ăn cho bò. Cách này giúp con vật dễ dàng ăn hơn, mà lại không sợ bị ngứa, chớ miệng.
Đối với máy nghiền: để nghiền các loại hạt thô như ngô, khoai, sắn,… thành bột. Kết hợp phối trộn với thức ăn xanh và 1 số phụ phẩm nông nghiệp cho ra nguồn thức ăn dinh dưỡng. Giữ được tối ưu tới 98% chất dinh dưỡng trong thức ăn đảm bảo vật nuôi không bị chán.
>>> Tìm hiểu ngay máy băm cỏ dành cho trang trại vừa và nhỏ.
Cả 2 phương pháp chế tạo thức ăn trên vừa tiết kiệm được chi phí mà còn giảm bớt nhân công. Như mô hình trang trại của bà Hương, áp dụng chăn nuôi theo chuỗi tuần hoàn khép kín. Việc mỗi tháng lãi đến vài tỷ đồng là chuyện quá bình thường.