Bệnh ở cá tra và cá basa chia ra làm hai loại: bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. Trong đó, bệnh truyền nhiễm sinh ra do vi khuẩn, viruts hoặc ký sinh trùng. Bệnh không truyền nhiễm là do môi trường không thích hợp, cá thiếu các vitamin và khoáng chất hoặc do các sinh vật khác gây ra. Việc phát hiện, chuẩn đoán và điều trị bệnh cho cá thường khó khăn hơn nhiều các loài động vật trên cạn. Vì vậy, cần theo dõi và phát hiện ra sớm để điều trị. Vậy các căn bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa là gì? Cách chưa như nào? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiều nhé!!!
Bệnh xuất huyết đường ruột ở cá tra, cá basa
Triệu chứng
Cá mắc bệnh này thường có biểu hiện bụng phình to, vây bụng sung huyết, hậu môn sưng đỏ và lồi ra, bơi lội lờ đờ, biếng ăn.
Điều trị
Có thể điều trị bằng phương pháp cho ăn với các hỗn hợp như:
Trộn 6g Sulfatthiazole và 5g Thyromine vào thức ăn cho 100kg cá
Hoặc trộn 10g Sulfaguanidin trong 70kg thức ăn tự chế biến.
Với liều lượng này cho cá ăn liên tục trong 5 ngày. Từ ngày thứ ba, giảm lượng thuốc xuống còn phân nửa.
Phòng bệnh
Để phòng bệnh xuất huyết đường ruột ở cá, có thể sử dụng phương pháp nấu chung theo tỉ lệ 1kg cỏ mực thái nhỏ + 70kg thức ăn rồi cho cá ăn 2 tuần một lần.
Bệnh đốm trắng ở cá tra, cá basa
Triệu chứng
Khi mới bị bệnh, cá sẽ thường bỏ ăn, gốc vây lưng xuất hiện một số đốm trắng, dần dần lan ra toàn thân. Khi bệnh nặng lên, cá bơi lờ đờ và chết rất nhanh sau đó. Bệnh này xảy ra khi vận chuyển bị xây xát hoặc do nhiệt độ nước thay đổi.
Điều trị
Dùng Sulfadimezin (5g/100kg cá) và Oxytet-racyclin (2g/100kg cá) trộn với thức ăn. Sau đó trộn với Superfact (250g/100kg thức ăn) rồi cho cá ăn.
Bệnh này cần phát hiện sớm để điều trị. Nếu phát hiện muộn khi bệnh đã nặng thì thường không thể chữa trị khỏi.
Bệnh trùng bánh xe
Tiệu chứng
Ở giai đoạn đầu mắc bệnh, thân cá xuất hiện lớp nhớt màu trắng đục, nổi đầu ở gần mặt nước và tập trung nơi có dòng nước chảy. Khi bệnh đã nặng, cá lờ đờ, lảo đảo rồi chìm xuống đáy ao và chết.
Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn cá giống. Do trùng bánh xe tấn công vào da, mang và các gốc vây. Bệnh thường phát sinh trong môi trường nước bẩn, nuôi với mật độ dày.
Điều trị
Dùng muối ăn (NaCl) với nồng độ 2-3%, tắm cho cá từ 5 – 15 phút. Hoặc dùng CuSO4 với nồng độ 2-5mg/l tắm cho cá từ 10 – 15 phút. Nếu muốn phun trực tiếp dùng nồng độ 0,5 – 0,7g CUSO4/m3 nước phun xuống ao. Cần thay nước thường xuyên để giữ cho nước ao được sạch.
Bệnh trùng quả dưa
Triệu chứng
Giai đoạn mới mắc bệnh, cá nổi đầu lên mặt nước và bơi lội lờ đờ. Khi bệnh trở nặng, mang cá sẽ bị tổn thương , dẫn đến cá ngạt thở và chết.
Bệnh này thường gặp ở giai đoạn cá giống, do trùng dưa gây ra.
Điều trị
Trộn hỗn hợp muối ăn NaCl + thuốc tím KMnO4 với liều dùng 7kg muối ăn + 4g thuốc tím/m3 nước để tắm cho cá.
Chú ý thay nước ao thường xuyên để môi trường nước ao sạch.
Bệnh lá sán đơn
Triệu chứng
Cá thường nổi đầu gần mặt nước và tập chung nơi có dòng chảy. Đến khi bệnh nặng, mang cá bị viêm và tiết nhiều nhớt, tia mang rời ra, dần dần cá không hô hấp được và chết.
Bệnh do sán Dactylogyrus (sá lá 16 móc) và Gyrodactylus (sán lá 18 móc) gây ra.
Điều trị
Tắm cho cá 15 – 30 phút với liều lượng thuốc tím 20g/m3 nước. Hoặc dùng muối ăn nồng độ 2 – 3% tắm cho cá 5 – 10 phút.
Bệnh trùng mỏ neo
Triệu chứng
Bệnh do trùng lernaea gây ra. Biểu hiện của bệnh lá ca biếng ăn, gầy yếu, bơi lội lờ đờ. Bị xuất huyết ở những nơi trùng bám.
Điều trị
Kiểm tra xem cá có bị bệnh trùng mỏ neo không trước khi thả nuôi. Nếu có thì dùng thuốc tím với liều lượng 10 -25g/m3 tắm cho cá tỏng 1 giờ. Hoặc tắm cho cá bằng lá xoan với liều lượng 0,3 – 0,5kg/ m3 nước.
Bệnh rận cá
Triệu chứng
Bệnh do loại trùng thuộc giống Argu-lus có màu trắng ngà, hình dạng giống con rận cá gây ra. Trùng này tấn công vào da, hút máu cá và làm viêm loát da.
Điều trị
Dùng thuốc tím với liều lượng 10g/m3 tắm cho cá trong 1 giờ.
Bệnh nấm thủy mi
Triệu chứng
Do nấm Saprolegnia hoặc Ach-lya gây ra. Trên da cá sẽ xuất hiện những vùng trắng xám với những sợ nấm nhỏ như sợi bông.
Điều trị
Dùng dung dịch thuốc tím nồng độ 10ppm tắm cho cá trong 15 phút.
Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao và đảm bảo nguồn thức ăn tốt nhất cho cá, quý vị có thể tham khảo dòng Máy ép cám viên cho cá để tự ép cám tại nhà.
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho quý vị trong việc phân biệt các căn bệnh thường gặp ở cá tra, cá basa. Chúc quý vị chăn nuôi thành công!!!