Vượt qua sự khó khăn của địa hình. Người dân Tây Bắc tận dụng địa thế áp dụng mô hình chăn nuôi kết hợp hiệu quả
Đời sống tách biệt không còn là vấn đề nan giải
Mô hình chăn nuôi kết hợp – Cùng với sự ưu ái và chính sách phát triển nông thôn mới của Đảng và Nhà nước. Những năm trở lại đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế đã được đẩy mạnh. Trên các địa bàn vùng cao của Tây Bắc. Miền đất với nền nhiệt khắc nghiệt, chịu sự ảnh hưởng lớn từ thời tiết, đất đai, khí hậu.
Nhiều mô hình kinh tế kết hợp chăn nuôi, trồng trọt đang được nhân rộng tại các tỉnh Tây Bắc, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, đã có rất nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Điển hình với mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt của anh Sùng A Lý, xã Sính Lủng, Đồng Văn, Hà Giang là một trong những hộ tiêu biểu.
Nhờ đâu mà biết đến mô hình chăn nuôi kết hợp
Trước đây, diện tích đất canh tác của xã này rất ít, chủ yếu đan xen các loại cây hoa màu ngắn hạn với nhau, vì thế đời sống người dân rất khó khăn. Thế nhưng, vài năm gần đây, dưới sự hướng dẫn của cán bộ hợp tác xã. Bà con nơi đây đã vay vốn và áp dụng kỹ thuật nuôi – trồng, phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Nhờ việc tập trung phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Đã có rất nhiều hộ gia đình thoát nghèo.
Hôm nay đoàn chúng tôi sau khi được chấp thuận của anh Sùng A Lý. Vội xách balo lên và làm ngay 1 chuyến Tây Bắc thăm quan mô hình làm giàu của gia đình anh. Mô hình nuôi bò, dê, ong, và trồng cây ăn quả của anh Sùng A Lý thật đáng để học hỏi. Nhận thấy sự nỗ lực của người dân vùng cao, bám đất, bám bản, vững chí làm giàu. Anh Lý chia sẻ “Trên này chủ yếu toàn đá, trồng gì cũng khó, xưa đúng là chỉ đủ ăn. Tôi trồng có 1 chút diện tích ngô với cây hoa màu đan xen nhau. Không khấm khá được, cuộc sống thì khó khăn, nhiều người phải đến nơi khác làm thuê”
Vậy điều gì đã khiến anh ở lại đây?
6 năm trước, anh Sùng A Lý đã mạnh dạn chi hơn chục triệu mua 1 con bò về nuôi. Mới đầu chỉ đi học hỏi, xong về chăm chút, vỗ béo dần. Sau 6 nửa năm bò xuất chuồng bà thu lãi hơn chục triệu. Thấy có tiềm năng, anh quyết định vay vốn mở rộng quy mô. Anh đầu tư nuôi bò, dê, nuôi thêm ong và trồng 70 gốc lê.
Sau 1 năm, thấy mô hình kinh tế kết hợp hiệu quả, anh làm thủ tục vay đợt 2 với tổng số tiền là 100 triệu đồng. Hiện mỗi năm gia đình anh xuất 10 con bò, thu về gần 100 triệu đồng. Vỗ béo khoảng 3-6 tháng cho ra lãi suất mỗi con khoảng 10 triệu. Tính thêm cả dê, và sáp ong thuần, cây ăn quả mỗi năm gia đình anh có thu nhập 150 – 200 triệu đồng. Có năm lên đến 300 triệu.
Anh Lý không ngần ngại chia sẻ thêm
Bà con nơi đây thực ra chỉ cần có vốn và chút kiến thức, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn vậy là có thể làm giàu. Về cơ bản, không phải ai làm cũng có thể giàu được. Trước đây tôi cũng đã rất vất vả trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn cho vật nuôi.
Năm 2019, sau khi biết đến các loại máy giúp chế biến thức ăn chăn nuôi, tôi không ngần ngại lặn lội xuống Hà Nội tìm hiểu máy. Tôi mua máy băm nghiền đa năng của Công ty Bình Minh về làm. Mới đầu tôi cho bột ngô, khoai, rau, bèo, ít tôm, cua, ốc vào máy nghiền, sau đó cho bò, dê ăn. Thức ăn ra rất đẹp mà cho bò, dê ăn rất thích nhìn con vật nuôi ăn nhanh hết tôi thấy rất vui.
Nhưng thấy chưa đủ năng suất tôi lại đi thêm 1 chuyến đổi sang máy ép cám S270. Nghiền thêm cám cho ăn, cám ra nhanh, đều, rất thơm mà cám hơi ấm, đủ làm chín thức ăn. Ui bò, dê ăn nhoay nhoáy, sau 6 tháng nuôi kết hợp tôi thu về con số không thể ngờ. Các thương lái đánh giá chất lượng thịt bò với dê rất cao thịt thơm, ngon, con nào con nấy đẹp mươn mướt.
Mô hình chăn nuôi kết hợp khép kín
Từ những chia sẻ của anh Sùng A Lý, nhân dân nơi đây đã áp dụng và cùng làm giàu. Cảm thấy sự hiệu quả cao trong mô hình chăn nuôi kết hợp này. Địa hình lợi thế cho dê thích những nơi cao ráo, chạy nhảy, thức ăn thì chủ yếu là cỏ. Nuôi ong lấy mật kèm trồng cây ăn quả vừa giúp thụ được phấn, vừa giúp ong có phấn tạo mật. Hơn thế, tận dụng phân bò, dê để làm phân bón cho cây trồng. Một hệ sinh thái khép kín hiệu quả.
Dưới đây là 1 video chia sẻ của anh Ù Sáng tấm tắc chia sẻ
Ngoài ra việc tận dụng nguồn nguyên liệu tự làm thức ăn chăn nuôi còn cung cấp cho vật nuôi đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không lo về chất bảo quản ở thức ăn công nghiệp. Bà con có thể tự tin làm những viên cám ép cho ra năng suất con vật cao hơn, chất thịt khác hẳn so với thịt của con vật ăn cám.
Trên đây là những chia sẻ thực tế mà công ty chúng tôi nhận được. Mong bài viết sẽ đem lại thêm kiến thức cho bà con. Cảm ơn bà con đã quan tâm.