Ông Hưng (52 tuổi – Phú Yên) là người tiên phong nhận khai phá đất hoang, cải tạo đất đai trồng trọt, xây dựng chuồng trại chăn nuôi để phát triển kinh tế khi nhà nước kêu gọi người dân phủ xanh đất trống đồi trọc, đẩy mạnh trồng rừng . Sau hơn 20 năm, ông Hưng sở hữu một mô hình trang trại nuôi lợn rừng, nuôi bò kết hợp vườn cây ăn quả…cho thu nhập lên đến cả tỷ đồng mỗi năm.
Quyết tâm thoát nghèo
Những năm trước đây, do tình hình kinh tế gia đình còn khó khăn, ông Hưng luôn trăn trở suy nghĩ cách làm sao để có thể thoát nghèo nuôi các con ăn học.
Đến năm 1995, khi nhà nước kêu gọi phủ xanh đồi trọc, ông đã mạnh dạn nhận khai phá đất hoang, đẩy mạnh trồng rừng. Sau một thời gian, gia đình ông khai hoang được 80 héc-ta đất, ông bắt đầu tiền hành trồng rừng, xây dựng trang trại chăn nuôi bò và lợn rừng,…
“Cách đây khoảng chục năm, dịch bệnh ở gia súc gia cầm bùng phát, diễn biến vô cùng phức tạp. Đàn vật nuôi nhà tôi chết gần hết, trong khi đó diện tích rừng trồng vẫn chưa đến kỳ thu hoạch. Lúc ấy tôi tưởng chừng như mình trắng tay đến nơi rồi. Nhưng rồi, tôi quyết không nản chí. Một phần tôi tìm tòi cách chữa trị cho đàn gia súc, một phần tôi vay mượn ngân hàng để tiếp tục tái đàn. Nhờ có sự mạnh dạn, quyết tâm lúc đó mà tôi đã có được kết quả như ngày hôm nay” – ông Hưng tâm sự.
Thu nhập khủng
“Sau khi gắn bó một thời gian với nghề trồng rừng và chăn nuôi trang trại tổng hợp này, tôi mới nhận ra được chỉ có trồng rừng và làm trang trại thì mới giàu bền vững ở cái vùng đất này được…” ông Hưng chia sẻ với chúng tôi.
Được biết, trang trại của ông Hiệp hiện tại có diện tích 80ha, gồm 200 con lợn rừng, 15 con bò, 2 hồ cá, 200 gốc bưởi, 100 gốc ổi, 200 gốc vải và nhãn, 7 ha mía, 10 ha keo và bạch đàn.
Sau khi trừ đi chi phí sản xuất, hàng năm gia đình ông cũng thu lãi được hơn 1 tỷ đồng.
Mô hình chăn nuôi sạch
Những năm gần đây, ông Hưng quyết tâm đầu tư vào mảng chăn nuôi lợn rừng, chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt kết hợp trồng cây ăn quả. Sử dụng phương pháp chăn nuôi hữu cơ, đàn lợn và bò của ông luôn tạo ra những sản phẩm sạch đáp ứng được nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng.
Ông chia sẻ việc chăn nuôi tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương giá rẻ giúp ông tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Đem hết những nguyên liệu cho gia súc ăn, trộn đều với men ủ vi sinh và khoáng, đem cho vào máy ép cám viên trục đứng là đã có thể tạo ra cám viên chứa đầy đủ dưỡng chất, vật nuôi ăn hết mà không kén ăn, bỏ mứa.
Việc kết hợp mô hình chăn nuôi với trồng cây ăn quả hỗ trợ cho nhau rất tốt. Vật nuôi có thể ăn các loại phụ phẩm từ cây ăn quả. Ngược lại, phân thải của vật nuôi có thể làm phân chuồng hoai, rất tốt cho cây trồng.
Tạo công ăn việc làm cho bà con
Để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình, ông Hưng đã thành lập hợp tác xã liên kết với các hộ dân trồng rừng trên địa bàn. Ông mở rộng quy mô xưởng gỗ chế biến, liên kết với các doanh nghiệp chế biến gỗ lớn nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm. Sản phẩm gỗ thừa, gỗ thải ông tận dụng cho vào máy băm gỗ để thu gỗ vụn, dăm gỗ, mùn cưa,… bán lấy thêm tiền. Cơ sở chế biến gỗ của ông tạo việc làm ổn định cho 15 lao động địa phương. Các trang trại, vườn cây và hồ cá cũng giúp 30 lao động có công ăn việc làm ổn định.
Trong quá trình tham quan trang trại của ông Hưng, chúng tôi nhận thấy được cách phân bổ từng vùng trong trang trại của ông vô cùng hợp lý. Mỗi loại cây được gieo trồng theo từng vùng, được khoanh vùng cẩn thận để dễ dàng quản lý.
Quan tâm xóm làng
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Hưng còn tích cực tham gia các chương trình thiện nguyện tại địa phương. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, ông Hưng quan tâm, hỏi han tặng quà cho những hộ dân nghèo trên địa bàn.
Trên đây là chia sẻ về mô hình kết hợp chăn nuôi, trồng rừng và trồng cây ăn quả của ông Hưng. Một mô hình hiệu quả nên được nhân rộng. Cảm ơn bà con đã quan tâm và theo dõi.