Để có thể đem mụn dừa đi trồng cây thì chúng ta phải xử lý cẩn thận phần xơ dừa. Hãy cùng Bình Minh tìm hiểu cách xử lý mụn dừa nhé.
Mụn dừa và công dụng của nó
Mụn dừa là gì ?
Mụn dừa là phần được lấy ra từ quả dừa bao gồm phần sợi xơ dừa và phần bụi xơ dừa . Đây là những nguyên liệu tự nhiên được dùng trong nhiều mục đích từ nông nghiệp, công nghiệp .
Mụn dừa thường được sử dụng làm vùng đệm của cây trồng, giúp tăng năng suất và khả năng chống nóng cho rễ cây mỗi khi gặp thời tiết nắng nóng.
Mụn dừa cũng góp phần làm cho đất được tơi xốp hơn giống như tác dụng của phân hữu cơ vi sinh vật. Đặc biệt, chúng không gây hại mà lại vô cùng an toàn đối với đất trồng cây. Qua quá trình thu được mụn dừa, bà con thường dùng chúng làm giá thể trồng cây cho đa số loại cây như là rau thủy canh, nấm, rau mầm hay các loại hoa.
Tác dụng của mụn dừa
Mụn dừa giúp cải thiện tình trạng hoang hóa cũng như xơ chai từ đất trồng.
Mụn dừa cũng giúp cho đất có được nhiều chất dinh dưỡng và duy trì độ ẩm.
Mụn dừa giúp tăng cường sự thông thoáng khi của đất, hơn nữa thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ, giúp tăng trưởng cho cây
Mụn dừa chứa chất hữu cơ tự nhiên và tốt cho đất cũng như cây trồng
Tại sao cần phải xử lý mụn dừa
Trong xơ và mụn dừa có chất Tanin và Lignin, đây là chất cản trở sự phát triển của thực vật. Cụ thể chúng sẽ hút mất chất dinh dưỡng và không khí của cây, đây cũng là 2 chất này khó bị phân hủy. Lignin là chất chỉ tan ở trong kiềm, khiến cho cây cối bị nhiễm độc dẫn đến còi cọc. Nếu như không xử lý xơ dừa một cách cẩn thận thì có thể sẽ dẫn đến chết cây.
Để xử lý mụn dừa thì chúng ta cần phải dựa vào đặc tính của chất Lignin. Lignin là chất đặc biệt không tan trong nước, các dung môi hay thậm chí là cả trong axit. Tuy nhiên kiềm lại có thể khiến chúng bị phân giải hoặc bão hòa đi phần nào. Thông qua ~12 tiếng xử lý thì Lignin mới có thể được loại bỏ hoàn toàn.
Quá trình xử lý xơ dừa cũng cần phải được lặp đi lặp lại để đảm bảo được 2 chất kể trên sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Nếu không thực hiện xử lý thì dù có ủ xơ dừa đi chăng nữa, cũng sẽ không tạo nên được môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển. Ngược lại còn khiến cho tình trạng của thực vật trở nên tồi tệ hơn.
Cách xử lý mụn dừa
Để có thể xử lý được xơ dừa thô và tạo thành mụn xơ dừa thì chúng ta sẽ cần máy để xay xơ dừa. Máy băm là thiết bị không thể thiếu đối với những người chuyên thực hiện ủ xơ dừa. Lúc này các xơ dừa thô sẽ được băm nhỏ và tách ra. Trong quá trình băm xơ dừa thì cũng có thể thêm một số phụ phẩm như bã mía, thân ngô…. Sử dụng máy xay xơ dừa giúp tiết kiệm công sức và thời gian cho bà con.
Nếu như bà con muốn tách Lignin một cách nhanh chóng thì nên sử dụng vôi trắng. Đổ vôi vào một thùng nước sạch, sau đó cho mụn dừa đã qua xử lý ở bước 2 vào để khuấy lên bằng gậy. Ngâm mụn dừa trong dung dịch nước vôi khoảng 7 tuần là Lignin sẽ hòa tan hoàn toàn vào với nước, lúc này chỉ cần xử lý toàn bộ bằng nước sạch là được.
Ngoài ra thì nếu như muốn đảm bảo có thể loại bỏ được toàn bộ Lignin cùng với vôi thì các bà con nên ngâm thêm trong nước sạch khoảng 1 ngày, sau đó lặp lại ~3 – 5 lần để làm sạch vôi và Lignin hơn. Khi đã loại bỏ được các chất độc hại thì hãy lấy mụn dừa ra để vắt càng khô càng tốt.
Sau quá trình xử lý, mụn dừa đã có thể được sử dụng để đem đi ủ, lúc này thì các chất Lignin đã bị loại bỏ hoàn toàn, tạo nên môi trường lý tưởng nhất để cây trồng phát triển.
Kết luận
Với các thông tin mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng bà con sẽ hiểu hơn về mụn dừa và những hiệu quả mà nó mang lại trong nông nghiệp. Hình thức này giúp cây trồng có môi trường sạch để cây trồng phát triển hiệu quả đạt năng suất cao. Chúc bà con thành công!