Nuôi lợn (heo) nái từ quy mô lớn trang trại đến cấp độ nhỏ gia đình là một nghề rất phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Mô hình nuôi lợn nái sinh sản đang ngày càng nở rộ và được bà con áp dụng chăn nuôi ở nhiều nơi, hình thức nuôi này không lo bị lỗ vốn như các hình thức nuôi lợn khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con kĩ thuật nuôi lợn nái sinh sản để việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, kỹ thuật nuôi heo nái đã có nhiều bước tiến triển nhanh chóng so với trước đây nhờ được ứng dụng công nghệ về giống, chuồng trại, trang thiết bị chuyên dùng,…
Xây chuồng nuôi
Chuồng trại xây mới hoặc cải tạo chuồng trại đã có đều cần đáp ứng được các yêu cầu về: sạch sẽ, thông thoáng, thuận tiện công việc vệ sinh và xử lý chất thải. Chuồng nuôi cho lợn nái phải được xây dựng ở nơi đất cao ráo, thoáng mát về mùa hè, tránh ngập lụt vào mùa mưa, và ấm áp về mùa đông.
Tùy theo điều kiện ở những khu vực khác nhau thì chúng ta cần xây dựng chuồng trại theo điều kiện phù hợp
Lựa chọn, sử dụng con giống tốt
Bước tiếp theo trong kĩ thuật nuôi lợn nái sinh sản mà bạn cần đặc biệt chú ý đó là chọn giống.
Heo cái hậu bị cần có nguồn gốc rõ ràng và trong quá trình nuôi cần đánh giá được sức phát triển, ngoại hình để có thể quyết định lưu giữ hay loại thải. Nên mua heo cái hậu bị có trọng lượng ít nhất trên 60 kg thay vì mua heo nhỏ lúc lẻ bầy, sẽ giúp giảm tình trạng heo không đạt yêu cầu phải loại thải.
Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản: Heo giống được chọn cần có đủ những ưu điểm tốt. Lợn được chọn phải có thể chất tốt
Khi heo đẻ, cần tiếp tục theo dõi, ghi lại số liệu liên quan đến sức sinh sản, chất lượng heo con ở tất cả các lứa đẻ, nếu không đạt cần mạnh dạn loại thải.
Chăm sóc heo nái trong giai đoạn mang thai
Nái tơ lên giống vào tháng tuổi thứ 6 đến tháng thứ 8 (trọng lượng khoảng 80 – 110kg) tuỳ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên phối giống khi nái trên 6 tháng tuổi và trọng lượng ít nhất 90kg.
Heo nái mang thai khoảng từ 110 – 117 ngày, thai phát triển nhanh nhất vào tháng cuối của thời kỳ mang thai. Trong suốt quá trình mang thai, heo nái cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để dự trữ cho cơ thể cũng như để nuôi thai.
Trong khẩu phần ăn ở giai đoạn cuối thời kỳ mang thai cho heo nái phải có ít nhất 5-7% chất xơ. Lượng chất xơ này giúp ngăn ngừa hiện tượng táo bón ở heo.
Trước đây, người nuôi heo nái gặp khá nhiều khó khăn trong việc phối trộn thức ăn sao cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của heo cái nhưng hiện nay bằng việc phát triển công nghiệp thức ăn đóng bao chuyên dùng đã giúp giải quyết một cách đơn giản khó khăn này. Người nuôi cần tập trung theo dõi, đánh giá thể trạng, kết quả sinh sản của heo nái để nếu cần có thể điều chỉnh tăng, giảm đôi chút số lượng thức ăn hoặc bổ sung một số chất vi dinh dưỡng
Nên hỗ trợ lợn nái sinh con
Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản: Cắt rốn cho lợn con
Công việc đỡ đẻ cho lợn cần đảm bảo chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, lợn con cần được bấm nanh, cắt rốn… những yếu tố trên cần thực hiện vì nó ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của lợn sơ sinh cũng như sức khỏe của lợn mẹ.
Áp dụng chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y
Chúng ta cần thực hiện đúng lịch trình phòng bệnh (vắc-xin và thuốc thú y), xử lý chất thải, vệ sinh chuồng trại, kiểm soát người và phương tiện ra vào nơi chăn nuôi,… theo phương thức chăn nuôi an toàn sinh học cho mọi thời điểm, tình huống, lúc không có dịch bệnh cũng như lúc có dịch đe dọa.
Ghi và lưu giữ toàn bộ số liệu về quá trình chăn nuôi
Đây là một yêu cầu rất cần thiết vì giúp người chăn nuôi không chỉ đánh giá được toàn bộ tiến trình sinh trưởng, sinh sản của heo cái để có những điều chỉnh kịp thời về con giống, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc, quy trình vệ sinh thú y,… mà còn để có nhiều kinh nghiệm chính xác hơn để mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi qua con số thu, chi cụ thể. Trên thực tế hiện nay, gần như toàn bộ các trang trại chăn nuôi đều thực hiện việc quản lý sổ sách để theo dõi quá trình phát triển. Ngược lại đối với cơ sở nuôi heo quy mô trung bình và nhỏ cấp nông hộ thì rất ít trường hợp áp dụng do chưa quen hoặc ghi chưa chính xác, ghi không đủ, ghi gián đoạn,… đây lại chính là nguyên nhân làm hạn chế nâng cao tay nghề của người nuôi cho dù người nuôi heo nái ở nông hộ đều có quá trình chăn nuôi lâu dài cùng với nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Hiện nay rất nhiều trang trại và các hộ chăn nuôi heo nái đang tìm kiếm các nguồn thức ăn dinh dưỡng mà đảm bảo chất lượng cho việc chăn nuôi, đặc biệt cũng đảm bảo việc hiệu quả về chi phí. Chính vì vậy, máy ép cám viên tại nhà hiện nay đang là một trong rất nhiều sự lựa chọn hiệu quả.