Xơ dừa là một trong những giá thể gần gũi trong ngành nông nghiệp nói chung và trong trồng trọt nói riêng. Loại giá thể này khi được ủ không chỉ mang đến giá trị dinh dưỡng cao, mà còn góp phần cho sự sinh trưởng các các giống cây trồng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ủ xơ dừa trồng cây hiệu quả, hay cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Xơ dừa là gì ? Phân biệt xơ dừa và mùn xơ dừa
Xơ dừa và mùn dừa thực chất là phần vỏ quả dừa khi được tách, nghiền nhỏ ra. Và được sử dụng nhiều làm giá thể trồng.
- Xơ dừa : là phần sợi được xé từ vỏ trái dừa. Sau khi trải qua công đoạn xử lý chúng sẽ có tác dụng tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng độ thoáng khí giúp cây sinh trưởng tốt.
- Mùn dừa : cũng giống như xơ dừa được lấy từ vỏ trái dừa bao gồm phần sợi xơ dừa và phần bụi xơ dừa. Giúp cải tạo tình trạng đất, duy trì độ ẩm và tăng cường sự thông thoáng khí của đất
Là nguyên liệu tự nhiên được ưa dùng rộng rãi, bởi đặc tính không gây hại đến đất trồng mà còn là sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường, có thể tự phân hủy.
Ngoài ra, người dùng có thể tái sử dụng loại giá thể này nhiều lần mà vẫn giữ nguyên được vi chất dinh dưỡng như ban đầu.
Xơ dừa có tác dụng gì
Được hình thành từ phần vỏ dừa bao gồm cả phần bụi và phần sợi xơ dừa. Chính vì thế, mà xơ dừa sau khi ủ để trồng cây có chứa nhiều thành phẩm vi chất dinh dưỡng hữu ích giúp :
- Chống nóng cho rễ cây
- Giữ được độ ẩm ổn định cho đất trồng
- Chống xói mòn đất
- Tăng độ xốp cho đất, đất trở nên xốp và thoáng khí hơn
- Được ứng dụng phổ biến làm giá thể trồng rau
- Làm chất đốt
Ngoài việc làm giá thể trồng cây, ở các trang trại quy mô lớn, xơ dừa sau khi được xử lý còn được sử dụng để làm chất độn chuồng, đệm lót sinh học nhằm giảm mùi hôi từ phân vật nuôi và cả các khí độc khác.
Hướng dẫn cách xử lý xơ dừa đúng cách
Tạo xơ dừa và mùn dừa
Để xử lý phần thô từ quả dừa và để tiến hành ủ xơ dừa trồng cây, người dùng cần sử dụng máy băm hoặc máy nghiền xơ dừa chuyên dụng.
Công đoạn này bạn có thể băm thủ công bằng tay nhưng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn việc sử dụng máy xay xơ dừa chuyên dụng.
>>> Chọn máy xay xơ dừa cần dựa trên những tiêu chí nào ?
Cách xử lý xơ dừa để ủ xơ dừa trồng cây
Trong xơ dừa có một lượng chất chát, chất này nếu không ủ kỹ thì khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng cực lớn đến cây trồng và sự phát triển bộ rễ của cây. Để xử lý xơ dừa bà con cần lưu ý :
- Phần xơ dừa được băm nhỏ đem ngâm dưới nước trong khoảng 2 – 3 ngày để loại bỏ chất tannin, rồi rửa sạch lại bằng nước. Đến khi nào quan sát thấy nước ngâm có màu sẫm và phần xơ có màu đỏ là được
- Pha nước vôi trong theo tỷ lệ : 5 kg vôi + 200 L nước trộn đều. Tiếp đến, cho phần xơ dừa tiếp tục vào ngân khoảng 6 đến 8 ngày để lignin có thể hòa tan vào nước hoàn toàn. Sau đó vớt ra, xả sạch mụn xơ dừa với nước để loại bỏ chất lignin chất gỗ ở trong xơ dừa.
- Tiếp tục rửa sạch bằng nước vôi, rồi ngâm xơ dừa sạch lại khoảng 2 – 4 lần xả nước.
- Khi đã loại bỏ được chất độc hại vớt mùn dừa ra và vắt càng khô càng tốt
Sau quá trình xử lý, các chất Tanin và Lignin đã được loại bỏ hoàn toàn tạo nên môi trường lý tưởng nhất để cây trồng phát triển, lúc này ta có thể đem đi ủ xơ dừa trồng cây.
Cách ủ xơ dừa trồng cây
Nguyên liệu chuẩn bị
Để tiến hành ủ xơ dừa trồng cây bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau :
- Mùn xơ dừa : 1 tấn
- Phân NPK : 5 – 6 kg
- Vôi bột : 10 kg
- Super lân : 30 kg
- Chế phẩm EM dạng bột : 3 – 4 gói
- Nước sạch : 200 lít
Các bước tiến hành ủ xơ dừa trồng cây
- Cho những nguyên liệu đã chuẩn bị gồm : mùn xơ dừa; phân NPK; vôi bột; syper lân trộn lẫn đều với nhau.
- Hỗn hợp sau khi được trộn đều, đem trải và dàn để độ dày hỗn hợp khoảng 20 – 30 cm
- Pha 4 gói chế phẩm Em với 200 lít nước. Hỗn hợp này giúp cho các chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn đẩy nhanh thời gian ủ xơ dừa
- Dùng hỗn hợp chế phẩm đã pha đều tưới lên hỗn hợp ủ sao cho độ ẩm khoảng 50 – 60%. Tiếp đến đậy lại bằng bạt
- Sau 4 – 5 ngày ủ vi sinh vật sẽ phân giải, hỗn hợp bên trong sẽ nóng lên. Nếu như ủ vào mùa hè thì bạn nên kiểm tra và tưới thêm nước để giảm nhiệt độ. Làm vậy để khiến cho vi sinh vật không bị chết đi.
- Sau khoảng 6 – 7 tuần ủ hỗn hợp, tiến hành đảo lên để thêm nước và duy trì độ ẩm. Lặp lại quá trình trong khoảng 1 tháng. Sau đó khoảng 10 – 20 ngày là hỗn hợp ủ đã hoàn thành.
- Ta có thể bắt đầu sử dụng xơ dừa trồng cây hoặc trồng lan bằng xơ dừa hoặc sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Trên đây là một số chia sẻ về cách ủ xơ dừa trồng cây hiệu quả, hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích.