Các phương thức và thức ăn nuôi tôm càng xanh

anh-bia-tom-cang-xanh

Phương thức nuôi tôm

Cách thứ nhất:

Nuôi tôm chung với cá: chọn loại cá chỉ ăn phiêu sinh vật và thực vật, không làm hại đến tôm. Cách này cá giúp tôm dọn sạch những những thức ăn dư thừa của tôm còn sót lại trong ao. Nhưng cũng có cái bất lợi là thời gian nuôi cá dài hơn, khi thu hoạch tôm thì cá vẫn chưa đủ lớn. Trong khi đó, giá cá thấp hơn giá tôm, ta có thể thả mật độ tôm dày hơn chứ không cần thả cá.

Cách thứ hai:

Cứ nuôi hết một lứa tôm khoảng 6 – 7 tháng thì mới cải tạo ao một lần rồi tiếp tục nuôi lứa khác. Đây là cách tốt nhất để tôm phát triển. Cách này làm mất nhiều thời gian lại tốn kém. Nhưng nhờ đó mà trừ khử được hết những con có hại cho tôm. Ta có thể nạo vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, giúp tôm có điều kiện sống tốt nhất.

Phuong-thuc-nuoi-tom

Cách thứ ba:

Nuôi vài ba lứa tôm liên tiếp: Cứ vài tháng thả xuống ao một lứa tôm. Vài tháng sau lại lưới lên rồi lựa những con đã đạt tiêu chuẩn bán trước. Những con nhỏ thả lại về ao nuôi để kỳ sau bán. Cứ nuôi như vậy khoảng vài ba năm mới cải tạo ao toàn diện một lần.

Cách này đỡ tốn kém và không mất nhiều thời gian. Nhưng chỉ áp dụng được khi ao nuôi tốt về mọi mặt như bờ bộng, hệ thống cấp và thoát nước. Nếu không có các điều kiện tốt, không đảm bảo được địch hại cho tôm thì có hại nhiều hơn là lợi.

Thức ăn của tôm

Tôm thuộc loài háu ăn, ăn tạp. Cả ngày lẫn đêm chúng đều tìm thức ăn cho vào bụng. Đối với tôm lớn, ngày cho ăn ba bữa với bữa chính là bữa sáng, hai bữa còn lại là bữa phụ. Đối với tôm con, nên cho ăn thêm hai bữa nữa vào ban đêm. Một ngày cho chúng ăn 5 bữa thì mới vừa sức, tôm mau lớn.

Tôm thích ăn mồi động vật. Nếu có nguồn mồi động vật giảm giá thì có thể cho tôm ăn đến 50% hoặc hơn càng tốt. Mồi động vật như các loại cá vụn, cá tạp… Các loại phế phẩm của thịt gia súc gà vịt, trâu bò… Hay tôm, tép, cua, ruốc, sò ốc… Nếu không có cá tạp có thể dùng bột cá thay thế.

mồi động vật

Ngoài ra, tôm còn ăn được các tinh bột như cám gạo, cám nhuyễn, tấm, bột bắp, khoai lang, khoai mì… Và các loại chất béo như bánh đậu phộng, bánh đậu nành, xác dừa…

tinh bột

Tỉ lệ phối trộn thức ăn cho tôm

Trong khẩu phần ăn của tôm, ta nên phối trộn với tỉ lệ 40% thức ăn động vật, 40% tinh bột, phần còn lại là chất béo. Tùy theo lượng nguyên liệu ở địa phương có mà ta có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu thức ăn động vật hiếm hoi, ta có thể phối trộn: 20% thức ăn động vật, 50% tinh bột, 30% chất béo.

Hoặc 15% thức ăn động vật, 40% tinh bột, 45% chất béo.

Khi áp dụng cần theo dõi về sự phát triển của tôm. Nếu chưa được thì cần sửa đổi lại công thức cho phù hợp hơn. Khi thay đổi thì cần thay đổi từ từ, mỗi hôm một ít. Tránh việc thay đổi một cách đột ngột, điều này sẽ làm hại đến sức khỏe của tôm.

Tôm có thể ăn được cả thức ăn dưới dạng sống và chín. Tôm thích ăn thức ăn dưới dạng viên nhỏ như viên cát lớn. Vì vậy, ta cần xay nhỏ mọi loại thức ăn trước khi cho chúng ăn. Khi nấu chín thức ăn cho tôm, ta cho vào khuôn ép có lỗ nhỏ để tạo sợi nhỏ ngắn hoặc hột. Cho tôm ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần.

Bà con chăn nuôi nhiều hay có ý định ép cám cho tôm bán kiếm thêm có thể mua máy ép cám viên để tự chế biến thức ăn cho tôm tại nhà.

may-ep-vien

Cách cho tôm ăn

Khi cho tôm ăn, ta không nên đổ dồn thức ăn tại một chỗ. Vì như vậy tôm sẽ phải tranh giành thức ăn với nhau, con mạnh lấn át con yếu. Ta có thể rải thức ăn khắp mặt ao, để tôm không cần tranh mồi, con mạnh yếu đều ăn thoải mái.

Cho tôm ăn bằng sàng là cách tốt nhất. Ta rải thức ăn lên mặt sàng rồi hạ sàng xuống dưới mặt nước chừng ba bốn tấc để cho tôm ăn. Cho ăn bằng cách này, ta có thể kiêm soát được sức ăn của tôm. Nếu ăn thiếu thì lần sau tăng khẩu phần lên, nếu ăn dư nhiều thì lần sau hạ khẩu phần thấp xuống. Ngoài ra, ta quan sát được sự tăng trọng và sức khỏe của bầy tôm, từ đó mà có liệu định kịp thời.

cho ăn bằng sàng

Mỗi ngày, cần đem sàng đi cạo rửa sạch sẽ thức ăn cũ còn vương lại, tránh nước ao bị hôi thối có hại đến sức khỏe của tôm.