Không còn giữ chân được khách hàng, trái cây Việt bị đánh bật trôi dạt ra vỉa hè, xe đẩy
Thời gian gần đây, hàng loạt những xe bán hàng rong, sạp bán vỉa hè mọc lên nhan nhản. Hoa quả Việt bán rẻ như cho, thế nhưng người tiêu dùng vẫn lựa chọn hàng ngoại nhập. Nếu vẫn giữ tình trạng manh mún hiện tại, không thay đổi chất lượng. Cứ như vậy, sớm muộn chúng ta sẽ mất chỗ đứng trên thị trường “nội địa”.
Kim ngạch nhập tăng, xuất giảm
Việt Nam là nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, sản lượng rau quả hàng năm lên đến hơn 28 triệu tấn. Vì lý do này, đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng nhất để ổn định sản xuất rau quả.
Nông dân và doanh nghiệp đón thêm tin vui vào tháng 7 vừa qua. Khi sầu riêng và chanh dây chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã giảm mạnh. Đạt 1,92 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2022, giảm 16,1% so với năm 2021. Trung Quốc đứng đầu về thị trường nhập khẩu rau quả từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, với 47,6% thị phần.Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này giảm 34% so với cùng kỳ, chỉ đạt 799,7 triệu USD. Theo số liệu thống kê 10 thị trường rau quả hàng đầu thế giới của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và Cục Hải quan Trung Quốc. Mặt hàng rau quả của Việt Nam có tỷ trọng không đáng kể trừ thị trường Trung Quốc.
Trong khi những siêu cường quốc có tỷ lệ nhập khẩu hàng rau quả với khối lượng lớn như Mỹ, Đức, Trung Quốc. Thì tỷ lệ nhập khẩu hàng của Việt Nam chiến tỷ trọng rất nhỏ chỉ ở mức 0,19% – 9,5%. Ngay cả các thị trường khác như Pháp, Canada, Anh, Nhật Bản, Hong Kong, Tây Ban Nha,.. Rau quả của nước ta chỉ có vỏn vẹn từ 0,17 – 1,77%.
Bài toán khó với hoa quả Việt
Phải thừa nhận rằng, người Việt chúng ta bị ảnh hưởng tâm lý bởi cái mác “Hoa quả nhập”. Khi được lựa chọn giữa hai mặt hàng cùng mức giá của Việt Nam và hàng Mỹ, ắt hẳn hàng ngoại nhập có lợi thế hơn.
Vốn có thế mạnh về trái cây nhiệt đới, thế nhưng sự ồ ạt của hoa quả nhập lại là sức ép vô cùng lớn. Phải thừa nhận, khi hội nhập với thị trường quốc tế, hàng ngoại tràn vào nước ta là điều tất yếu. Đây cũng là một cảnh báo lớn với thị trường nội địa của ta.
Những năm trước đây, để mua được hoa quả nhập thì phải vào siêu thị hoặc những cửa hàng trái cây cao cấp. Người tiêu dùng phải chi trả một mức giá cao mới mua được trái cây Mỹ, Úc New Zealand,… Thế nhưng bây giờ, trái cây ngoại không chỉ bày bán số lượng lớn ở siêu thị mà còn áp đảo cả hàng Việt Nam.
Trôi dạt ngoài vỉa hè, sạp hàng hoa quả mọc nhan nhản
Hiện tại ở các chợ lớn trước chỉ có trái cây nội, hàng ngoại đa số có nguồn gốc từ Trung Quốc. Song, hàng ngoại nhập như hàng Âu, hàng Trung bày bán la liệt tại các sạp.
Điển hình, tại khu chợ nhộn nhịp tại phố Mai Dịch (Hà Nội). Chỉ mới bước đến cổng chợ đã thấy hàng chục loại hoa quả nhập. Trái cây Việt chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chị Thu Phương, tiểu thương bán trái cây tại chợ này cho biết. Hiện cửa hàng chủ yếu nhập hàng ngoại tới ⅔ gian hàng. Từ nho, lê, táo, dưa lưới, mận, đào,… đều là hàng nhập. Trái cây Việt chỉ vỏn vẹn có vài mặt hàng như dưa hấu, na, nhãn, thanh long.
“Mẫu mã khác hẳn chứ, hàng ngoại nhập vừa rẻ mà mẫu mã lại đẹp. Chủng loại phong phú, hoa quả đồng đều, khách lại thích hơn, nên chị nhập về bán thôi”, Chị Phương nói.
Đi dọc tuyến phố Hồ Tùng Mậu, đường Giải Phóng, Tân Mai,… Không khó bắt gặp những xe bán trái cây Việt ở vỉa hè. Rao bán giá rẻ, biển quảng cáo tạm bợ “cam 22k/kg” tức 22.000 đồng/kg, “ổi 6k/kg”, “nhãn lồng xả” 12k/kg,…
Thực tế nhận thấy
Theo như ông Đặng Phúc Nguyên (Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam), nhìn nhận thực tế trái cây ngoại đang chiếm thị phần áp đảo ở các thành phố lớn và ngày càng được bày bán tràn lan tại các siêu thị, chợ.
Theo ông, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại, thuế nhập khẩu nhiều loại trái cây sẽ rất thấp. Thậm chí là 0% nên mặt hàng sẽ dồi dào, giá rẻ hơn. Ngoài ra, chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, trang nhã … nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Một năm cứ vài lần ùn tắc biên, hoa quả lại đẩy vào thị trường nội địa chờ “giải cứu”. Chính vì điều đó mà chúng ta lại tự làm xấu hình ảnh lẫn nhau. Đôi khi coi đó lại là những thứ “không được đẹp”.
Cần phải thay đổi ngay những điều này
- Điều thực sự cần thiết lúc này là đổi mới cách chăm sóc cây ăn quả. Thực hiện trao đổi mô hình kết hợp, nâng cao giá trị cây trồng.
- Tăng cường các giải pháp phát triển bền vững từ khâu sản xuất tới tiêu thụ.
- Chuyển đổi xuất khẩu hoa quả tươi sang sấy khô hoa quả. Nhận thấy các thị trường lớn, việc tiêu thụ hoa quả tươi rất khó, nhưng hoa quả sấy thì ít ai làm. Vì vậy, cần nhanh chóng đẩy mạnh đàm phán để đưa số hoa quả còn “chững” về mức an toàn.
- Đồng nhất nguyên liệu sản xuất nhằm đẩy mạnh thương hiệu vững mạnh.
- Các hộ nuôi trồng với diện tích hoa quả lớn, nên đầu tư máy sấy hoa quả khô để tăng thêm lợi nhuận kinh tế. Hơn thế còn giữ được kinh tế bền vững.
- Hướng dẫn sử dụng máy sấy hoa quả tại nhà đơn giản, dễ làm.